Chuyển đổi số: Chuyển đổi số trong bối cảnh phục hồi kinh tế
27/09/2022Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ tổ chức họp mặt hội viên 2022 với chủ đề "Hành trình chuyển đổi số trong bối cảnh phục hồi kinh tế". Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tạo cơ hội kết nối giao lưu, hợp tác cho các doanh nghiệp hội viên ở khu vực với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chuyện hôm nay: Nhận diện kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long qua báo cáo thường niên 2022
05/08/2022Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện, đã được công bố tại thành phố Cần Thơ vào ngày 1/8 vừa qua. Báo cáo năm 2022 có chủ đề “Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp” được thực hiện trong bối cảnh ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… đến lựa chọn mô hình tăng trưởng khi kinh tế vùng đã phát triển đến ngưỡng. Cùng với đó, 13 tỉnh, thành ĐBSCL đang phải thiết lập lại quy hoạch, xây dựng lại chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội cấp tỉnh phù hợp với Quy hoạch tích hợp vùng đã được Chính phủ ban hành. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần nhận diện được những thách thức, điểm nghẽn tăng trưởng, mô hình phát triển mới và các chính sách cần xây dựng để phát triển ĐBSCL theo đúng định hướng...
Chuyện hôm nay: Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực điều hành kinh tế
20/05/2022Báo cáo chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức thực hiện là công cụ đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam qua góc nhìn của doanh nghiệp, báo cáo PCI 2021 cho thấy nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã không còn giữ được điểm số và thứ hạng cao như các năm trước...
Phóng sự: Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc
14/05/2022Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhiều loại nông thủy sản của Việt Nam, việc Trung Quốc tăng cường các biện pháp siết chặt, kiểm soát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Đặc biệt là hoạt động thông quan hàng nông sản qua các cửa khẩu tại biên giới phía Bắc, bên cạnh đó, Trung Quốc tuy là thị trường xuất khẩu lớn, nhiều tiềm năng nhưng cũng đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Do đó cần phải thay đổi cách tiếp cận, chuyển nhanh sang thương mại chính quy để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường lớn này...
Bạn nhà nông - Kỳ 214: Bảo toàn hiệu quả sản xuất lúa Hè Thu
09/05/2022Vụ lúa Hè Thu thường có điều kiện canh tác khó khăn hơn do điều kiện thời tiết bất lợi và thêm vào đó là sâu bệnh nhiều, đồng thời giá vật tư nông nghiệp hiện nay liên tục ở mức cao đã làm cho những lợi nhuận trồng lúa của nông dân bị sụt giảm. Vậy làm thế nào để bảo toàn hiệu quả sản xuất vụ lúa Hè Thu?
Phóng sự: Doanh nghiệp với chính sách phục hồi và phát triển kinh tế
07/05/2022Ngày 30 tháng 01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô 350.000 tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế lớn nhất từ trước tới nay. Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh là một trong những đối tượng quan trọng tiếp nhận và đang kỳ vọng rất lớn vào chính sách khôi phục kinh tế lần này, nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ...
Chuyện hôm nay: Cơ hội phục hồi kinh tế ĐBSCL
25/02/2022Tình hình dịch COVID-19 ở các địa phương vùng ĐBSCL được kiểm soát tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá thông suốt. Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đã được khôi phục lại bình thường, góp phần phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế khi hệ thống hạ tầng giao thông đang được đầu tư nâng cấp, việc tiếp tục thực thi các cam kết cắt giảm thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do và định hướng quy hoạch tổng thể phát triển vùng…
Chuyện hôm nay: Liên kết phục hồi kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
24/12/2021Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhằm thúc đẩy phát triển bền vững giữa các tỉnh, thành trong khu vực và với Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cả nước. Bởi nếu liên kết tốt sẽ phát huy thế mạnh vùng nguyên liệu nông, thủy sản lớn nhất nước. Nhu cầu liên kết này hiện ngày càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh cả nước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ, đây cũng là vấn đề chính được thảo luận năm nay tại Diễn đàn Mekong Connect 2021 với chủ đề "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới"...
Chuyện hôm nay: Chủ động thích ứng an toàn, phục hồi kinh tế
03/12/2021Thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tỉnh Vĩnh Long đã kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cơ sở, doanh nghiệp đang chủ động tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với từng cấp độ dịch tại địa phương, bảo vệ an toàn cho người lao động...
Chuyện hôm nay: Từng bước mở cửa kinh tế - phục hồi sản xuất kinh doanh
01/10/2021Tình hình dịch COVID–19 đang dần được kiểm soát. Các địa phương vùng ĐBSCL đang tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, vừa phòng chống dịch bệnh tốt, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lộ trình như thế nào để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đang là vấn đề được các doanh nghiệp rất quan tâm để sớm có thể khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Chuyện hôm nay: Vĩnh Long thực hiện tổng điều tra kinh tế năm 2021
02/04/2021Thực hiện Quyết định số 307 ngày 27-2-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức tổng điều tra kinh tế năm 2021, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành tổng điều tra kinh tế trên phạm vi cả nước. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long cũng đã chỉ đạo chặt chẽ công tác tổng điều tra kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo thu thập thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu đề ra
Bạn nhà nông - Kỳ 200: Nông nghiệp tuần hoàn - Lợi ích kinh tế và môi trường
08/03/2021Mô hình sản xuất nông nghiệp tận dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh tế hiện được khuyến khích. Nông nghiệp tuần hoàn đã và đang cho thấy là xu hướng sản xuất đáp ứng được những yêu cầu này.
Chuyện hôm nay: Thách thức giữ vững tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
06/11/2020Việc định hướng trình độ phát triển tỉnh Vĩnh Long dựa trên cơ sở định hướng phát triển theo bộ tiêu chí mới về phát triển bền vững quốc gia. Theo đó, để đạt được trình độ phát triển bền vững đã đề ra, tỉnh cần phải định hướng và có giải pháp phát triển hài hoà giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Yêu cầu này đặt ra những thách thức mà tỉnh cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL trong giai đoạn tiếp theo.
Chuyện hôm nay: Phân tích PCI 2019 của vùng ĐBSCL
03/07/2020Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI 2019 cho thấy, điểm số trung bình PCI của vùng ĐBSCL tiếp tục được cải thiện, duy trì xu hướng tăng điểm liên tục trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL không còn duy trì được vị trí dẫn đầu PCI, điểm số trung bình PCI 2019 của vùng đã rơi xuống vị trí thứ hai trong các vùng của cả nước.
Nông nghiệp bền vững: Liên kết doanh nghiệp - nông dân trong chuỗi giá trị nông sản
22/06/2020Việc SX nông sản theo HĐ đang được khuyến khích nhân rộng. Khi thị trường có nhiều biến động, chuỗi liên kết tốt thường ít gặp rủi ro hơn. Mối quan hệ hữu cơ giữa nông dân và DN bao giờ cũng được nhắc đến như điều kiện quan trọng quyết định sự thành bại trong chuỗi giá trị.
Chuyện hôm nay: PCI 2019 tỉnh Vĩnh Long lợi thế tốp đầu?
05/06/2020Báo cáo kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI năm 2019 đã ghi nhận sự cải thiện vượt bậc của tỉnh Vĩnh Long khi vươn lên vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng PCI, và là một trong 5 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Theo nhận định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năng lực điều hành của chính quyền cấp tỉnh chính là chìa khoá để tạo nên sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp và khả năng thu hút đầu tư giữa các địa phương có lợi thế tương đồng về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, hay chất lượng nguồn nhân lực. Vậy, kết quả PCI 2019 sẽ tạo ra những lợi thế gì cho tỉnh Vĩnh Long và làm thế nào để duy trì và phát huy những lợi thế đó trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của địa phương?
Phóng sự: Doanh nghiệp đồng bằng cùng vượt khó
23/05/2020Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đã tác động đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ và chính xác của Chính phủ trong điều hành thực hiện 2 mục tiêu kép là xác định các trạng thái hoạt động hợp lý cho xã hội, và phát triển kinh tế, từng bước giảm thiểu tác động của dịch. Đồng thời cùng với người dân và cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long cũng đang chủ động, nỗ lực cùng nhau vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Chuyện hôm nay: 20 năm cầu Mỹ Thuận
22/05/2020Ngày 21/5/2000 Cầu Mỹ Thuận được khánh thành, một sự kiện làm nức lòng người dân ĐBSCL và cả nước Việt Nam trong năm đầu thế kỷ 21. Tiếp sau đó, hàng loạt các cây cầu khác cũng đã được xây dựng khắp đồng bằng, góp phần khắc phục tình trạng “qua sông phải lụy đò”, vốn là một trở ngại lớn của vùng kinh tế trọng điểm với hơn 20 triệu dân này. Tuy vậy, nhìn toàn cục thì bức tranh giao thông đồng bằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn vựa lúa, vựa trái cây, thủy sản của cả nước phát huy hết tiềm năng, lợi thế của mình.
Phóng sự: Xuất khẩu gạo - ý kiến nhà nông
09/05/2020Lúa gạo – mặt hàng lương thực thiết yếu và cũng là nông sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Sản xuất lúa gạo không chỉ để phục vụ an ninh lương thực, mà còn giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, đóng góp hàng năm khoảng 15% tổng lượng gạo thương mại toàn cầu. Xuất khẩu gạo không chỉ giúp làm giàu đất nước mà còn góp phần nâng cao giá trị và giải quyết bài toán đầu ra cho nông dân trồng lúa. Thành tựu xuất khẩu gạo có đóng góp quan trọng của hàng triệu nhà nông - những người trực tiếp sản xuất ra hạt lúa. Thế nhưng, việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua đã tính đến lợi ích và sinh kế của những nhà nông trồng lúa như thế nào?