Bên bờ hạnh phúc

Rạn san hô Great Barrier của Australia đang hứng chịu một đợt tẩy trắng trên diện rộng. Viện Khoa học Hải dương Australia (AIMS) đang sử dụng thiết bị bay không người lái (hay drone) dưới nước được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để tiến hành các cuộc khảo sát thường xuyên và chính xác hơn về tác động của biến đổi khí hậu đối với rạn san hô. 
Trải dài khoảng 2.300 km dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Australia, rạn san hô Great Barrier đã chứng kiến 6 đợt tẩy trắng cục bộ kể từ năm 1998, và hiện tại là lần thứ 7 với quy mô lớn. Đó là lý do AIMS sử dụng drone dưới nước mang tên Hydrus cho các cuộc khảo sát rạn san hô gần đây.
“Theo truyền thống, chúng tôi thực hiện khảo sát với các đội lặn. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi phải tăng cường các phương pháp khảo sát bằng cách sử dụng drone dưới nước để mở rộng quy mô, đi sâu hơn, hoạt động ở những khu vực mà con người không thể lặn đến được.”

Sử dụng Drone nghiên cứu rạn san hô Great Barrier

Hoạt động hoàn toàn tự động, Hydrus có thể định vị chính xác mà không cần internet hoặc hệ thống định vị toàn cầu. Thiết bị có phạm vi hoạt động 9km, ở độ sâu lên tới 3.000m trong tối đa 3 giờ. Trong khi hoạt động, Hydrus có thể chụp ảnh, quay video chất lượng 4K và phân tích cùng lúc. Do được tích hợp AI nên Hydrus hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn, có thể vượt qua chướng ngại vật, thám hiểm nhiều khu vực, quyết định địa điểm di chuyển, thu thập thông tin,… Với các tính năng này, Hydrus có thể cung cấp nhiều thông tin về rạn san hô.
Hiện, AIMS còn dùng Hydrus cho việc xây dựng bản đồ 3D về rạn san hô để theo dõi những thay đổi dù nhỏ nhất về tăng trưởng hay suy thoái, cũng như giúp các nhà khoa học xem chi tiết biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến rạn san hô như thế nào.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *