Trong khi một số người hiểu nhiều về nội tình Hollywood khẳng định rằng sẽ không bao giờ có một bộ phim lớn về bóng đá thì số người khác lại cam đoan là nó sẽ sớm xảy ra. Vấn đề còn lại duy nhất là thời gian, tức là chỉ chờ thời điểm chín muồi là một bộ phim như vậy sẽ ra đời. Thực tế thì sao?

Yêu bóng đá nhưng không mặn mà với phim đá bóng

Graham King, người đã từng làm việc với vô số diễn viên thuộc danh sách A như Leonardo DiCaprio, Johnny Depp, Angelina Jolie, Jack Nicholson, Cameron Diaz và Daniel-Day Lewis, nhưng khi một phóng viên hỏi nhà sản xuất bộ phim đoạt Oscar The Departed là ai trong số những người nổi tiếng ông thích thì ông không đưa ra được tên diễn viên nào mà lại nêu tên rất đầy đủ các cầu thủ của đội bóng đá Chelsea FC của giải ngoại hạng Anh.

 

Phim Looking for Eric

Ngày nghe tin bộ phim The Departed đoạt Oscar phim hay nhất, King, sinh ở Anh, thức dậy trước bình minh để xem đội bóng đá ông yêu đánh bại đội Arsenal trong trận chung kết Carling Cup (một người bạn thân cho biết chiến thắng của đội bóng này còn mang lại cho King nhiều hạnh phúc hơn chiến thắng của The Departed trước bộ phim được dự báo Little Miss Sunshine. Mới đây, King đã cấp tập hoàn tất phần phim trường của nhiều bộ phim Hollywood để kịp đến Anh xem trận đấu của Chelsea rồi trở về Mỹ ngay sáng hôm sau để bắt đầu bấm máy. Còn nhớ, năm 2008, King cũng bỏ dỡ Liên hoan phim quốc tế Cannes để đáp một máy bay tư với nhóm bạn đến Moscow xem trận chung kết Champions League giữa Chelsea and Manchester United (Chelsea, đội King yêu quí từ năm lên 4, thua ở loạt sút phạt luân lưu).

 

Phim Victory

Khát vọng của King cho môn bóng đá nghệ thuật cũng được chia sẻ bởi nhiều người nổi tiếng Hollywood; từ các đạo diễn, ban điều hành hãng phim đến diễn viên và các đội ngũ hỗ trợ khác. Nhưng bất chấp sự hâm mộ bóng đá lan toả ở Hollywood, cho đến nay, ngành công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới vẫn chưa cho ra được bộ phim nào về bóng đá đáng để xếp ngang hàng với các bộ phim như Jurassic Park, chứ chưa nói đến Titanic hay Avatar. Trước ngày diễn ra vòng chung kết bóng đá thế giới như tại Nam Phi, Hollywood cũng không lợi dụng cơ hội này để tung ra một bộ phim “có nanh có vuốt” về World Cup. Trong khi môn thể thao Boxing có Raging Bull, Rocky; bóng chày có Bull Durham, Field of Dreams; bóng bầu dục có North Dallas Forty, The Longest Yard; bóng rổ có Hoosiers; hockey trên băng có MiracleSlap Shot; ngay cả bi-a cũng có The HustlerThe Color of Money tương đối thành công về doanh thu thì mặt trận bóng đá vẫn còn để ngỏ.

 

Sân chơi dành cho các nhà làm phim độc lập

Bộ phim chuyển tải ít nhiều hình ảnh,nội dung bóng đá đáng nhớ nhất vẫn là bộ phim Victory lấy bối cảnh Thế chiến II sản xuất năm 1981 do Sylvester Stallone, Michael Caine và Pelé đóng vai chính nhưng vẫn còn thua xa bộ phim Happy Gilmore dành cho những người yêu golf.

Trong khi đó, thế giới phim độc lập lại có một số bộ phim khai thác đề tài bóng đá được các nhà phê bình ngợi khen như Bend It Like Beckham, The Damned United và mới đây là Looking for Eric. Các nhà làm phim tai liệu cũng làm được một số bộ phim bóng đá khá như Once in a Lifetime: The Extraordinary Story of the New York Cosmos nói về đội bóng đá có nhiều siêu sao nước ngoài và After the Cup: Sons of Sakhnin United.

 

Trên thực tế, các studio lớn của Hollywood không hề mặn mà với phim bóng đá. Ví dụ như hãng phim 20th Century Fox, khi chuyển thể cuốn truyện bóng đá Fever Pitch của Nick Hornby sang phim nhựa cũng đổi đề tài từ bóng đá với đội Arsenal Football Club là trung tâm sang bóng chày với đội Boston Red Sox. Nếu có một ngoại lệ hiếm hoi thì đó là việc hãng Universal Pictures đang làm bộ phim The Fugees nói về những đứa trẻ tị nạn chơi bóng đá tại Atlanta. Rõ ràng, yêu bóng đá là một chuyện, còn biến nó thành một bộ phim hoành tráng là một chuyện khác, ít nhất là đối với Hollywood. Theo ước tính, số lượt khán giả xem tất cả các trận đấu World Cup trên TH của vòng chung kết trước đã vượt quá 26 tỉ người, với gần 12% dân số toàn cầu xem trận chung kết giữa Ý và Pháp (Ý thắng trong lượt đá penalty). Tổ chức Bóng đá Trẻ Mỹ có 50.000 thành viên tham gia trong các đội bóng nhưng các studio vẫn bình chân như vại khi nói về phim bóng đá. Tình hình bi đát đến nỗi hãng sản xuất giầy thể thao Adidas phải tài trợ cho bộ 3 phim nhựa Goal! The Dream Begins nhưng không có phim nào thành công tại rạp chiếu. “Nếu các studio Hollywood làm phim bóng đá, họ cũng biến nó thành dạng phim hài như Kicking & Screaming” – một chuyên viên Hollywood nói.

 

Theo thegioidienanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *