Bên bờ hạnh phúc

Tháng 2 đến tháng 6 hằng năm là thời điểm dịch thủy đậu lây lan mạnh nhất. Hiện chỉ mới đầu mùa nhưng nhiều tỉnh thành đã xuất hiện nhiều ca bệnh, biến chứng nặng nhập viện, đã có ca tử vong. Tiêm chủng là cách phòng bệnh hiệu quả đến 98%, an toàn, tránh biến chứng, nguy cơ tử vong.

Thông điệp trên được các chuyên gia đầu ngành gửi đến người dân ở chương trình tư vấn Bệnh Thủy đậu nguy hiểm như thế nào cho trẻ em, người lớn & vắc xin phòng ngừa” tối 22/3, trong bối cảnh bệnh thủy đậu đang diễn biến phức tạp, gia tăng số ca mắc, biến chứng nghiêm trọng ở đa dạng đối tượng.

Chương trình do Đài truyền hình Vĩnh Long kết hợp cùng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành: BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC; BS Nguyễn Minh Luân, Chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC; ThS.BSNT Nguyễn Thị Thúy Hậu, Bác sĩ khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

Trong vòng 2 tiếng chương trình diễn ra, đã có hàng chục ngàn người theo dõi cũng như hàng chục câu hỏi được gửi tới các chuyên gia. Độc giả quan tâm, xem lại chương trình tại đây

Chương trình tư vấn về bệnh thủy đậu tối 22/3.

Mở đầu chương trình, ThS.BSNT Nguyễn Thị Thúy Hậu cho biết, gần đây bệnh viện ghi nhận tỷ lệ người bệnh đến thăm khám và điều trị bệnh thủy đậu gia tăng, đặc biệt ở đối tượng người lớn.

“Nhiều người lớn vẫn nghĩ rằng chỉ trẻ mới mắc thủy đậu, do đó họ chủ quan khi mắc, dẫn đến những biến chứng khó kiểm soát. Tại khoa Nội tổng hợp, nhiều người bệnh đi khám rất muộn, sau khoảng 5-6 ngày bị sốt, phát ban dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm phổi, phải dùng kháng sinh chống bội nhiễm, kéo dài thời gian điều trị và tốn kém nhiều chi phí. Do đó việc chủ động phòng bệnh rất quan trọng”, bác sĩ Thúy Hậu cho biết.

Cũng theo Bác sĩ Thúy Hậu, thủy đậu là bệnh dễ mắc, dễ lây, 90% người chưa từng mắc bệnh trước đây hoặc chưa từng tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ mắc nếu tiếp xúc với giọt bắn từ niêm mạc đường hô hấp hoặc các nốt phỏng nước của người bệnh hoặc những bề mặt, đồ vật có dính virus.

Chia sẻ về sự nguy hiểm của thủy đậu, BS Nguyễn Minh Luân cho biết, thủy đậu gặp ở cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ, các bé thường gặp triệu chứng như sốt, phát ban, nổi bóng nước và có thể gặp biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng da, nguy cơ để lại sẹo do bóng nước vỡ, bội nhiễm vi khuẩn. Ở nhóm trẻ thanh thiếu niên và người lớn, bệnh diễn tiến nặng hơn và có nhiều biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng máu, zona thần kinh… Ngoài ra, một số người bệnh có thể gặp biến chứng toàn thân như rối loạn đông máu, suy đa cơ quan, viêm tụy cấp, sưng hạch, viêm cơ tim…

Tỷ lệ mắc mới và mức độ nghiêm trọng, tử vong của thủy đậu tăng theo độ tuổi, gia tăng rõ rệt ở những người ngoài 50 tuổi và người có bệnh lý nền. “Các nghiên cứu lâm sàng ghi nhận, nhóm người có bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp sau nhiễm thủy đậu thường có tình trạng viêm mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua và làm nặng hơn tình trạng suy tim”, Bác sĩ Luân nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Minh Luân, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Hơn nữa, sau nhiễm thủy đậu, virus thủy đậu vẫn tồn tại tiềm ẩn ở dạng thể ngủ trong các hạch thần kinh cảm giác. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus thủy đậu tái hoạt động gây ra những đợt bệnh Zona thần kinh (giời leo) cấp tính.

Bệnh zona là nỗi ám ảnh người bệnh bởi các cơn đau như điện giật, kim châm. Sau khi phát ban đã lành, người bệnh vẫn chịu đau đớn kéo dài gọi là đau thần kinh sau Zona. Với các bệnh nhân suy tim, tỷ lệ đau thần kinh sau Zona sau nhiễm thủy đậu nguyên phát tăng gấp đôi so với dân số chung. Theo nghiên cứu, việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu hiệu quả đến 66.5% trong việc ngăn ngừa biến chứng đau thần kinh sau Zona ở người trên 60 tuổi mắc các bệnh lý nền.

Theo bác sĩ Trúc Phương, bệnh thủy đậu có thể xuất hiện rải rác trong năm nhưng bùng phát mạnh nhất vào thời điểm giao mùa, từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Yếu tố thời tiết (nắng nóng, mưa giông) cũng có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, mọi người nên chế đến nơi đông người, thường xuyên vệ sinh tay đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với những người có biểu hiện viêm đường hô hấp và tiêm vắc xin phòng bệnh.

“Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả và an toàn đến 98%. Vắc xin không chỉ giúp phòng bệnh cho bản thân, ngăn các biến chứng nguy hiểm, trong đó có zona thần kinh mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh thông qua tạo miễn dịch cộng đồng”, bác sĩ Trúc Phương nói.

BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Hiện có nhiều phụ huynh cho rằng “chỉ cần tiêm 1 liều vắc xin thủy đậu là đủ bảo vệ”, tuy nhiên đây là quan niệm chưa đúng tại Việt Nam. Bác sĩ Phương cho biết, theo CDC Mỹ và nhiều nghiên cứu lâm sàng khác, sau khi tiêm 1 mũi thủy đậu thì hiệu quả bảo vệ chỉ đạt 82% trong khi tiêm đầy đủ 2 mũi, hiệu quả phòng bệnh lên đến 98% và đạt 100% phòng các biến chứng thủy đậu nặng. Hiện nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều khuyến cáo tiêm ngừa hai mũi thủy đậu cho hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Bác sĩ Phương khuyến cáo “mũi tiêm hiệu quả nhất là mũi tiêm sớm nhất”. Do đó, trẻ em, người lớn cần được chủng ngừa thủy đậu, tốt nhất là chủng ngừa trước cao điểm dịch bệnh. Mọi người không nên chần chừ hoặc mang tâm lý chờ đợi có dịch mới đi tiêm vì vắc xin cần thời gian để tạo kháng thể.

Trẻ em có thể tiêm vắc xin thủy đậu từ 9 tháng tuổi và người lớn. Người trưởng thành, sức khỏe tốt, chưa từng nhiễm bệnh có thể chủng ngừa bất cứ lúc nào. Phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng để đảm bảo sinh miễn dịch bảo vệ cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ và những tháng đầu đời.

Hiện Việt Nam đang có 3 loại vắc xin thủy đậu dành cho trẻ em và người lớn, trong đó vắc xin thuỷ đậu thế hệ mới Varilrix (Bỉ) tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vắc xin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn; lịch tiêm 2 mũi cách nhau 1-3 tháng tùy độ tuổi bắt đầu.

Hiện Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 170 Trung tâm trên toàn quốc đang có đầy đủ các loại vắc xin thủy đậu thế hệ mới. Tất cả vắc xin đều được bảo quản an toàn, chất lượng trong hệ thống đạt chuẩn quốc tế (GSP) và dây chuyền lạnh (cold chain) khép kín. Để hỗ trợ người dân, VNVC thường có chương trình ưu đãi giá và hỗ trợ tiêm trả góp không lãi suất cho các gói vắc xin. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm, người dân có thể gọi đến hotline hoặc đến trực tiếp các trung tâm VNVC trên toàn quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *