Bên bờ hạnh phúc

Cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay ở Nhật Bản cùng với những biến động chính trị, xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi đã buộc không ít nước phải xem xét lại chính sách năng lượng của mình. Trong khi đó, thế kỷ XXI được xem là thời điểm mà nguy cơ cạn kiệt dầu mỏ, khí đốt đã cận kề. Vì thế, nhiều quốc gia, nhất là các nước lớn, đã và đang xây dựng chiến lược năng lượng cho mình. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, đây cũng là vấn đề của mỗi nước, bất luận đó là nước nhỏ hay nước lớn, giàu hay nghèo.

Đảm bảo an ninh năng lượng là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia. Ảnh minh họa 

 

Theo dự báo của các chuyên gia dầu khí quốc tế, đến năm 2020, thế giới sẽ tiêu thụ khoảng 280 triệu thùng dầu mỗi ngày. Châu Á – Thái Bình Dương là nơi tiêu thụ năng lượng nhiều nhất và phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu. Nhưng, trong bối cảnh hiện nay, khi an ninh năng lượng đã trở thành vấn đề cấp bách không chỉ của riêng một khu vực nào, thì đây quả là một bài toán khó đối với mỗi quốc gia. Để đảm bảo an ninh năng lượng, ngay từ bây giờ các nước cần phải xây dựng được chiến lược thích hợp.

Mỹ là quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới và nhập khẩu với số lượng lớn. Ngay đầu thế kỷ XX, Mỹ đã đưa ra chiến lược mới về an ninh năng lượng, chuyển từ sản xuất, xuất khẩu sang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ. Theo các nhà phân tích, thực tế Mỹ đã coi vùng Vịnh như một thị trường năng lượng riêng có của mình, luôn tìm cách mở rộng thị trường các nước trong khu vực với quyền được ưu tiên khai thác thuộc về Mỹ, đồng thời từng bước thâm nhập vào thị trường dầu mỏ Trung Đông và phần còn lại của thế giới.

Nga cũng là một quốc gia luôn chú trọng và đẩy mạnh thực hiện chiến lược an ninh năng lượng nhằm đảm bảo vị thế số một của mình trong lĩnh vực này tại châu Âu, đồng thời phá vỡ ý đồ bao vây, kiềm chế của Mỹ và phương Tây. Cuối năm 2010, báo cáo chiến lược năng lượng của Nga cho biết, trong giai đoạn từ 2009 – 2030, nước này sẽ đầu tư khoảng 600 tỷ USD cho lĩnh vực dầu mỏ. Chiến lược năng lượng được chia thành 3 giai đoạn, đến năm 2030, sản lượng dầu mỏ của Nga dự kiến sẽ tăng 10%, đạt hơn 3,71 tỷ thùng.

Trong khi đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngay từ năm 1993, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch dự trữ dầu khí chiến lược. Tổng chi phí cho kế hoạch này lên đến 100 tỷ Nhân dân tệ, thực hiện trong nhiều giai đoạn. Trung Quốc còn thúc đẩy việc khai thác, sử dụng năng lượng tái sinh, phi hoá thạch, năng lượng hạt nhân và động viên tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, các nước lớn đã đặc biệt coi trọng an ninh năng lượng cho thế kỷ XXI. Bằng tiềm năng, sức mạnh và vị thế của mình, mỗi nước đều có những chiến lược khác nhau, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, điểm chung nổi bật trong chiến lược năng lượng của các nước này là luôn quan tâm tham gia cuộc cạnh tranh – đấu tranh quyết liệt trên thương trường dầu mỏ, khí đốt cả về mặt địa chiến lược lẫn các tuyến hành lang vận chuyển.

Thanh Sang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *