Bên bờ hạnh phúc

Ngày 20/04, phái viên của 5 nước ủy viên thường trực hội đông bảo an Liên hiệp quốc và Đức đã tiến hành phiên thảo luận kín tại Văn phòng Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hiệp quốc ở New York, Mỹ để cân nhắc biện pháp trừng phạt mới đối với Iran.

Một cơ sở làm giàu uranium của Iran

Theo hãng tin AFP, đại sứ 5 nước cùng đại sứ Đức đã gặp nhau trong một tuần qua nhưng không tiết lộ về nội dung các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao giấu tên cho biết, phía Nga đã có một số đề xuất xây dựng dự thảo trừng phạt Iran do Mỹ đưa ra, trong khi Trung Quốc chưa có bình luận gì về dự thảo trên.

Dự thảo trừng phạt mà Mỹ đề xuất và được các đồng minh tại châu Âu ủng hộ bao gồm lệnh cấm vận vũ khí hoàn toàn, lệnh cấm đối với các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực năng lượng của Iran, hạn chế vận tải biển và tài chính cũng như các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lợi ích kinh doanh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Các nhà ngoại giao thừa nhận, phải mất vài tuần thương lượng khó khăn trước khi các bên đi đến quyết định cuối cùng về nội dung nghị quyết trừng phạt mới. Cho đến nay, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã áp đặt 3 nghị quyết trừng phạt Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này, vốn bị phương Tây nghi ngờ nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, Tehran vẫn bảo vệ quan điểm rằng, chương trình hạt nhân của mình chỉ nhằm phục vụ các mục đích hòa bình và hoạt động làm giàu uranium là nằm trong khuôn khổ cho phép của Hiệp định Không phổ biến hạt nhân (NPT) mà Iran đã ký.

Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã ngỏ ý nhận vai trò trung gian giúp giải quyết tình trạng bế tắc hiện nay liên quan đến thỏa thuận trao đổi vật liệu hạt nhân cho Iran, đồng thời khẳng định, ngoại giao là giải pháp tốt nhất để giải quyết chương trình hạt nhân của Iran.

Phát biểu trong chuyến thăm Tehran, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các thành viên không thường trực khác trong Hội đồng bảo an là Brazil và Li băng "không mặn mà" với các biện pháp trừng phạt mới chống Iran, và Ankara sẵn sàng đóng vai trò trung gian giữa Tehran và các cường quốc để giải quyết vấn đề này.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lập tức hoan nghênh ngỏ ý của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cho rằng, thuyết phục Iran tham gia đàm phán không phải là điều dễ dàng.

Trong một diễn biến khác có liên quan, lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số trong Hạ viện Mỹ Steny Hoyer cho biết, trong vài tuần tới, Quốc hội Mỹ có thể chuyển cho Tổng thống Barack Obama dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới của riêng Mỹ đối với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Dự kiến, dự luật trừng phạt Iran cuối cùng sẽ nhằm vào lĩnh vực nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh lọc của Tehran, trong đó có xăng, vì Iran không có đủ năng lực lọc dầu trong nước.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *