Bên bờ hạnh phúc
Tình hình kinh tế ảm đạm của Hy Lạp tác động xấu lên thị trường chứng khoán. Ảnh minh họa

Những thông tin bất lợi liên quan đến nền kinh tế Hy Lạp liên tục xuất hiện trong những ngày qua đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo. Việc chính quyền Athens thông báo không đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm nay khiến Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone quyết định hoãn giải ngân khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ euro cho nước này đã dấy lên mối lo ngại về nguy cơ thế giới sẽ đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế mới nếu Hy Lạp rơi vào cảnh vỡ nợ.

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch vào cuối ngày hôm qua. Cụ thể, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 3,4%, trong khi chỉ số Nikkei trên thị trường Tokyo, Nhật Bản giảm 1,1% và chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 3,59%. Giới chuyên gia nhận định chứng khoán châu Á đang trải qua giai đoạn đen tối nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ vào năm 2008. 

Còn tại châu Âu, toàn bộ chỉ số chứng khoán tại các sàn giao dịch Frankfurt, Luân Đôn, Milan đến Madrid cũng cùng chung số phận. 

Diễn biến tồi tệ trên thị trường chứng khoán thế giới xuất phát từ cùng một nỗi lo, nguy cơ vỡ nợ công tại Hy Lạp có thể chuyển thành khủng hoảng ngân hàng toàn cầu mà trước hết là vận mệnh của những tổ chức cho vay tại châu Âu có liên quan tới các khoản nợ của Hy Lạp. 

Ngoài vấn đề của Hy Lạp thì việc Eurozone công bố mức lạm phát chung của khu vực tăng 3% trong tháng 9 vừa qua cũng khiến giới đầu tư bất an.

Thêm vào đó, phát biểu vào cuối tuần qua của Thủ tướng Anh David Cameron càng khiến những lo lắng trên các thị trường bị đẩy lên cao hơn. Ông Cameron cho rằng, Khu vực đồng tiền chung châu Âu phải tiếp tục giải quyết những vấn đề về tài chính bởi lẽ cuộc khủng hoảng ở Eurozone hiện là mối đe dọa không chỉ đối với bản thân khu vực mà còn là mối đe dọa đối với kinh tế Anh và cả kinh tế thế giới.

Trong khi đó, tại Mỹ, người dân đã thể hiện sự bất bình đối với tình hình kinh tế ảm đạm hiện nay bằng cuộc biểu tình mang tên “Hãy chiếm lấy phố Wall”. Họ phản đối kế hoạch giải cứu các tập đoàn tư bản và ảnh hưởng của các định chế tài chính trong nền chính trị Mỹ. Người biểu tình cho rằng, những định chế tài chính hiện tại của nước Mỹ được đánh giá là chỉ mang lại lợi ích cho người giàu và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khiến hàng triệu người bị mất công ăn việc làm và rơi vào cảnh đói nghèo.

Thanh Tâm

  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *