Đài quan sát thiên văn quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện đám mây nguyên tử lớn nhất từng được ghi nhận. Theo các chuyên gia, khám phá này sẽ giúp con người hiểu rõ hơn nguồn gốc thiên hà và những thiên thể khác trong vũ trụ.

Hinh ảnh về đám mây nguyên tử vừa được phát hiện

Kính viễn vọng vô tuyến khẩu độ 500 mét (gọi tắt là FAST) ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã phát hiện đám mây nguyên tử có đường kính 2 triệu năm ánh sáng ở cụm thiên hà mang tên Stephan’s Quintet. Đám mây cấu tạo từ nguyên tử hydro này lớn gấp 20 lần dải Ngân Hà.

Theo các nhà khoa học, việc phát hiện đám mây nguyên tử này cho thấy các cấu trúc khí khổng lồ khác có thể tồn tại trong vũ trụ và chỉ quan sát được bằng kính viễn vọng cực mạnh như FAST.

Cũng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu không gian, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đêm qua cho biết kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp lại được hình ảnh sắc nét của “Cột trụ của Tạo hóa”, nơi các chòm sao được hình thành trong các đám mây đặc khí và bụi. Hình ảnh “Cột trụ của Tạo hóa” lần đầu tiên được chụp vào năm 1995 bởi kính viễn vọng Hubble và trở thành hiện tượng văn hóa trên toàn cầu, khi được dùng để trang trí trên nhiều vật dụng hằng ngày từ quần áo đến ly cà phê.

Dương Tuyển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *