Bên bờ hạnh phúc

Đêm 4/9 giờ Việt Nam, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết cho phép Washington sử dụng vũ lực chống Syria với lý do chính quyền Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học sát hại dân thường nước này. Nghị quyết sẽ được đưa ra bỏ phiếu trước Thượng viện và Hạ viện vào đầu tuần tới, khâu cuối cùng trong thủ tục xin ý kiến Quốc hội của Tống thống Barack Obama về kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria. Theo giới quan sát, diễn biến trên cùng với việc điều động quân đội trong những ngày qua cho thấy thời điểm Mỹ khai hỏa cuộc tấn công Syria đang đến rất gần.

Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua, Tổng thống Obama có quyền ra lệnh một cuộc tấn công có quy mô giới hạn nhắm vào các mục tiêu quân sự của Syria trong 60 ngày, và có quyền gia hạn thêm 30 ngày với một số điều kiện.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng nếu không tấn công Syria, nguy cơ còn lớn hơn.

Trong nỗ lực tìm kiếm thêm sự ủng hộ đối với kế hoạch trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và, Ngoại trưởng John Kerry đã tiếp tục điều trần tại Ủy ban đối ngoại Hạ viện. Theo ông Hagel, cuộc tấn công quân sự hạn chế nhằm vào Syria dự kiến sẽ tiêu tốn vài chục triệu đôla. Còn ông Kerry thì cho biết nhiều quốc gia Ả rập đã đề xuất trang trải chi phí cho bất cứ hành động can thiệp quân sự nào của Mỹ vào Syria.

Mặc dù Tổng thống Obama đã nhận được sự ủng hộ từ hai nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa là Chủ tịch Hạ viện John Boehner và Hạ nghị sỹ Eric Canto, nhưng điều đó không có nghĩa là chính quyền Washington sẽ dễ dàng giành được sự đồng thuận của cả Thượng viện và Hạ viện trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 9/9 tới. Trong hai viện Quốc hội Mỹ, Thượng viện được xem là cửa ải dễ dàng hơn vì do các nghị sĩ Đảng Dân chủ của Tổng thống Obama điều hành. Trong khi đó, Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, vốn tập hợp nhiều nghị sĩ bảo thủ từng bác bỏ các quyết sách của ông Obama trên nhiều lĩnh vực, có khả năng sẽ tiếp tục cản trở kế hoạch can thiệp quân sự của Tổng thống.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52), một trong những chiến hạm Mỹ đang ở Syria và bị nước này dọa tấn công. Ảnh: MaritimeQuest

Về phía công luận Mỹ, các cuộc thăm dò ý kiến mới đây đều cho thấy đa số người dân không ủng hộ tấn công Syria. Trên bình diện quốc tế, Washington cũng gặp những khó khăn nhất định. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon từng khẳng định Hiến chương Liên hiệp quốc chỉ cho phép hành động quân sự với mục đích tự vệ hoặc với sự đồng ý của Hội đồng Bảo an. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh việc Mỹ tấn công quân sự nhằm vào Syria mà không có sự đồng ý của Liên hiệp quốc là một cuộc xâm lược.

Theo các nhà phân tích, nếu Mỹ khai hỏa cuộc chiến tại Syria thì tình trạng bạo lực và bất ổn ở quốc gia này không chỉ sẽ càng kéo dài và nghiêm trọng hơn mà còn ảnh hưởng đến toàn khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, những hậu quả có thể đoán trước này hiện vẫn chưa đủ sức buộc Mỹ và các nước đồng minh phương Tây ngừng các nỗ lực kêu gọi ủng hộ kế hoạch tấn công Syria.

Thanh Sang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *