Nguy cơ mắc các bệnh ở phổi do hút thuốc lá ngày nay cao hơn nhiều so với cách đây vài thập kỷ, một nghiên cứu mới tại Mỹ được thực hiện sau khi các hãng thuốc “đổi mới” thành phần trong điếu thuốc.

Đây không phải là lần đầu các nhà nghiên cứu nói về tác hại của thuốc lá nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra tác hại rất âm thầm của loại thuốc lá mới, là thủ phạm làm tăng nguy cơ u ác tính ở phổi, khiến tỉ lệ người hút thuốc lá mắc ung thư ở Mỹ cao hơn cả Australia và một số nước tiêu thụ nhiều thuốc lá.

“Mọi nghi ngờ đều tập trung vào sự thay đổi thành phần trong điếu thuốc. Thuốc lá bán ở Australia có nồng độ chất nitrosamines (một chất sinh ung thư cực mạnh) thấp hơn so với thuốc lá bán ở Mỹ”, ông Burns cho biết.

TS Burns cũng so sánh thói quen hút thuốc ở các nhóm tuổi khác nhau trong 4 thập kỷ gần đây (hút bao nhiêu điếu, khi nào bắt đầu hút thuốc, khi nào bỏ thuốc và nguy cơ ung thư thay đổi như thế nào).

Nguy cơ ung thư tế bào biểu mô hình vẩy ở các thập kỷ là như nhau nhưng ung thư biểu mô tuyến ở phổi lại tăng lên. Hiện có từ 65 – 70% ca ung thư phổi tại Mỹ là dạng ung này trong khi ở Australia thì tỉ lệ này lại dưới 40%.

Trên thực tế, thành phần trong các điếu thuốc lá ở từng nước là khác nhau bởi vì phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và cả khẩu vị của người dùng. Chất nitrosamine cũng góp phần tạo ra khẩu vị người dùng.

Các điếu thuốc sản xuất tại Australia chỉ chứa khoảng 20% chất nitrosamine so với lượng chất này trong điếu thuốc lá tại Mỹ.

“Ung thư phổi chỉ là một trong những nguy cơ từ thuốc lá. Thuốc lá có thể gây ra các bệnh tim mạch và các bệnh nguy hiểm khác. Nếu muốn giảm nguy cơ ung thư phổi 10% thì không chỉ là giảm số điếu thuốc hút trong ngày mà là phải bỏ hẳn thuốc lá”, TS Neal Benowitz, ĐH California (San Francisco), một trong những chuyên gia hàng đầu về thuốc lá, khuyên.

Theo bacsigiadinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *