Bên bờ hạnh phúc

Thế cân bằng, cấu trúc mái ngói và vật liệu xây dựng là những bí quyết tạo nên vẻ đẹp cũng như sự bền bỉ cho những ngôi chùa 5 tầng cổ xưa phân bố trên khắp Nhật Bản. Các bí quyết đó được bảo tồn đồng thời cũng mở ra cơ hội phát triển cho ngành kiến trúc hiện đại.

Những ngôi chùa 5 tầng cổ xưa phân bố trên khắp Nhật Bản

Khởi nguyên của kiến trúc chùa tháp 5 tầng bắt nguồn từ Ấn Độ, nơi Phật giáo ra đời vào khoảng thể kỉ thứ 5 trước Công nguyên. Đến thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên, tín đồ Phật giáo ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ đã bắt đầu xây dựng stupa hay còn gọi là tháp Phật. Đó là nơi cất giữ di cốt hoặc di vật của Đức Phật. Stupa là hình mẫu nguyên thủy của chùa tháp 5 tầng Nhật Bản.

Trên đỉnh của stupa là vật hình tròn chatra, có 3 tầng, giống như chiếc lọng nhỏ. Theo quan niệm của người Ấn Độ, hình ảnh đó đại diện cho tam giới trong Phật giáo. Cũng mang ý nghĩa tương tự nhưng hình ảnh tượng trưng cho tam giới trong kiến trúc chùa tháp 5 tầng ở Nhật Bản là sorin. Sorin là cột nhọn nhiều vòng tròn kế tiếp nhau trên đỉnh tháp.

Sorin là cột nhọn nhiều vòng tròn kế tiếp nhau trên đỉnh tháp

Chùa tháp 5 tầng Horyuji được xây dựng vào thế kỉ thứ 7, là nơi tiến hành nhiều nghi lễ Phật giáo nhất tại Nhật Bản. Horyuji là một trong số công trình đầu tiên của kiến trúc Phật giáo 5 tầng ở xứ Phù Tang.

Những bí quyết nào đã bảo vệ chùa trước sự tàn phá của động đất?

Ngoài lịch sử lâu đời, nét độc đáo của các ngôi chùa tháp 5 tầng nằm ở cấu trúc bên trong của nó. Ngay trung tâm của ngọn tháp có một cây cột to được dựng thẳng đứng. Cây cột này được gọi là cột trung tâm.

Cột trung tâm là bộ phận quan trọng nhất của ngôi tháp. Nó được cắm sâu trong lòng đất và vươn dài đến tận đỉnh nhọn của tháp. Cột trung tâm cũng là một trong những bí mật trong kiến trúc chùa tháp cổ 5 tầng của Nhật Bản.

Bí mật thứ 2 là về mặt vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là một trong số bí mật bảo vệ các chùa tháp 5 tầng trước những biến cố tự nhiên. Cấu trúc của ngôi chùa năm tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải sức ép, nó có thể cong oằn, nhưng không dễ dàng bị gãy. Và khi sức ép qua đi, gỗ lại trở về với hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên vật liệu gỗ giúp toàn bộ công trình có thể chịu được sức ép của địa chấn.

Bí mật thứ 3 nằm ở cấu trúc tầng lớp của chùa

Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau. Những “cái hộp” gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với những cái khác.

Phát triển cùng với lịch sử lâu đời của Phật giáo, kiến trúc chùa tháp 5 tầng đã trở thành đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Nhật và là đối tượng thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *