Bên bờ hạnh phúc

Năm 712, chắt trai của Đường Thái Tông là Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lên ngôi. Nhà Đường bắt đầu bước vào thời kỳ sức mạnh kinh tế đất nước giàu mạnh.

Đường Huyền Tông Lý Long Cơ

Đường Huyền Tông được xem là hoàng đế mang đến cho nhà Đường đỉnh điểm về văn hóa và quyền lực, tạo ra cục diện thái bình thịnh thế. Thời gian trị vì của ông dài nhất trong các vị hoàng đế nhà Đường. Đến cuối đời, Đường Huyền Tông ngán ngẩm giải quyết chuyện chính sự, chính đắm trong cuộc sống vui chơi, hưởng thụ. Ông thường xuyên đi đến hành cung Li Sơn du ngoạn tắm gội. Khi đó ông 56 tuổi và lần đầu tiên gặp Dương Ngọc Hoàn 22 tuổi. Bức bích họa trong Hoa Thanh Trì đã khắc họa cảnh tượng gặp gỡ giữa hoàng đế và giai nhân.

Bức bích họa trong Hoa Thanh Trì đã khắc họa cảnh tượng gặp gỡ giữa hoàng đế và giai nhân.

Trong một đêm tối của tháng 10 năm 740, Dương Ngọc Hoàn được mời đến hàng cung Li Sơn. Trong cung, màn gấm treo cao, đèn đuốt sáng rực, Đường Huyền Tông ngồi trên long kỷ, thị nữ hầu hạ xung quanh rót mĩ tửu cho Dương Ngọc Hoàn. Các cung nữ vừa múa vừa hát. Tay Dương Ngọc Hoàn nâng ly rượu liếc mắt đưa tình với Đường Huyền Tông. Khi các nhạc công tấu khúc nhạc nghê thường vũ y nổi tiếng, Dương Ngọc Hoàn đã nhảy múa theo giai điệu, Đường Huyền Tông nhìn thấy say đắm. Từ đó bắt đầu câu chuyện tình yêu giữa hoàng đế và giai nhân.

Dương Ngọc Hoàn được gọi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại, thân hình đầy dặn, mặt mũi như hoa đào. Dương Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa", nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ.

Dương Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa", nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ

Theo ghi chép trong sách sử, Dương Quý Phi từng là vợ của Thọ Vương Lý Mao, con trai thứ 18 của Đường Huyền Tông. Vào đời Đường, phụ nữ có sự tự do rất lớn có thể tái giá nhiều lần.

Đường Huyền Tông có một ái thiếp tên Võ Huệ Phi. Sau khi ái thiếp này qua đời, ông vô cùng buồn bã ngày đêm tưởng nhớ. 3 năm sau, Đường Huyền Tông phát hiện ra Dương Ngọc Hoàn – vợ của con trai Thọ Vương có hình dáng rất giống Võ Huệ Phi đã chết nên đã triệu kiến Dương Ngọc Hoàn.

Ngày 6 tháng 8 năm 745, Đường Huyền Tông chính thức sắc phong Dương Ngọc Hoàn làm Quý Phi. Để có nơi say sưa hưởng thụ cùng Dương Quý Phi, ông quyết định biến hành cung Li Sơn thành lâm viên hoàng gia. Để làm Dương Quý Phi vui lòng, hoàng đế đã cố gắng dốc hết tài lực và vật lực đất nước xây dựng lâm viên rộng lớn và hoàn thành sau thời gian một năm xây dựng.

Dương Ngọc Hoàn là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc Tượng Dương Quý Phi tắm ở Hoa Thanh Cung

Đường Huyền Tông đã đặt tên cho nơi đây là Hoa Thanh Cung với ý nghĩa nước suối chảy mãi không dứt. Nước suối trong vắt có thể khử tà khí đồng thời khiến người mãi trẻ trung xinh đẹp.

Lâm viên Hoa Thanh Cung sau khi mở rộng đã lợi dụng địa hình Li Sơn tạo nên bố cục chặt chẽ, quy mô giống như tòa cung điện. Đặc điểm của nó chính là lấy hồ nước nóng làm cảnh, xây dựng suối nước nóng thành cảnh trung tâm của lâm viên Hoa Thanh Cung.

Lâm viên Hoa Thanh Cung lợi dụng địa hình Ly Sơn tạo ra bố cục chặt chẽ, quy mô giống như tòa cung điện

Hoa Thanh Cung còn xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc với công dụng khác nhau. Bên trong có cung điện dành riêng cho Hoàng đế giải quyết chính sự cùng nhiều khu vui chơi giải trí. Lúc bấy giờ, Hoa Thanh Cung không chỉ là cung điện ở ngoại thành dùng để tắm gội thư giãn, mà nó được cải tạo thành lâm viên hoàng gia quy mô rất lớn với đầy đủ chức năng, trước nay chưa từng có trong lịch sử Li Sơn.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *