Bên bờ hạnh phúc

Tự ý dùng lại đơn thuốc cũ hoặc mua thuốc theo đơn của người khác làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, kháng kháng sinh.

Các chuyên gia BVĐK Tâm Anh Hà Nội tư vấn trong chương trình

Thông tin trên được các chuyên gia chia sẻ tại chương trình tư vấn trực tuyến “Bệnh phổi mùa đông: Viêm phổi, hen suyễn, xơ phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” tối ngày 14/11. Chương trình có sự tham gia của TTND.GS.TS Ngô Quý Châu, Phó Tổng Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam và TTƯT.PGS.TS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam.

GS Ngô Quý Châu cho biết những tháng cuối năm, thời tiết trở lạnh là thời điểm dễ gây các bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân vì trong cùng một ngày, thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường: sáng có thể nắng ấm nhưng chiều tối chuyển sang mưa lạnh, khiến cơ thể khó thích ứng kịp thời. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh, dễ dàng thâm nhập qua đường hô hấp khi chúng ta hít thở, đặc biệt ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

GS Ngô Quý Châu tư vấn về cách phòng ngừa hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mùa lạnh

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài, ở trong nhà nhiều hơn, đóng kín cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Việc này làm không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật tồn tại trong không khí lâu hơn, dễ tiếp cận gây bệnh hơn.

Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa như: cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ xuất hiện các đợt bệnh cấp tính, bệnh trở nặng như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…

Một khán giả gửi câu hỏi: “Chồng tôi bị viêm phổi, triệu chứng ho, sốt, đau mỏi người. Mấy ngày sau tôi cũng bị triệu chứng tương tự. Tôi có thể uống thuốc theo đơn của chồng không?”.

PGS Chu Thị Hạnh cho biết đây là câu hỏi bác sĩ hô hấp thường xuyên nhận được trong quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Ho, sốt, có thể triệu chứng của viêm phổi nhưng cũng thường gặp trong viêm mũi xoang cấp, viêm phế quản cấp, cúm. Mỗi bệnh có cách điều trị khác nhau, nếu người bệnh bị cúm mà dùng kháng sinh để điều trị là không cần thiết. Ngoài ra, cơ thể mỗi người là khác nhau, việc dùng thuốc còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, chức năng gan thận của từng người. Có những loại thuốc phù hợp cho người này nhưng người kia thì không. Do đó người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp, chụp phổi, đánh giá đầy đủ tình trạng tổn thương để có phương án điều trị phù hợp. Việc sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác có thể làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Trong khi đó hiện nay, tốc độ sản xuất ra kháng sinh mới chậm hơn rất nhiều so với tốc độ đề kháng kháng sinh.

PGS Chu Thị Hạnh cho biết tự ý dùng thuốc kháng sinh có nguy cơ gây kháng kháng sinh.

Nhiều khán giả quan tâm về cách phòng ngừa, điều trị dự phòng các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong mùa lạnh. GS Ngô Quý Châu cho biết đối với hen phế quản, mỗi người bệnh có thể có những yếu tố kích hoạt hen khác nhau như phấn hoa, không khí lạnh, gắng sức, khói thuốc, bụi, mạt nhà, đồ ăn… Để hạn chế tối đa việc tái phát bệnh, có 2 vấn đề quan trọng. Thứ nhất là tuân thủ phác đồ điều trị ngừa cơn của bác sĩ, tái khám định kỳ, cùng với bác sĩ điều trị xây dựng kế hoạch phản ứng với cơn hen cấp phù hợp, không tự ngừng thuốc dự phòng. Thứ hai là kiểm soát, tránh tiếp xúc với các yếu tố làm kích hoạt cơn hen, ví dụ như không nuôi chó mèo, không tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, giữ ấm cổ ngực khi trời lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài….

Về chế độ ăn, theo PGS Hạnh, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều calo, không ăn quá nhiều trong một bữa, có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, tránh đồ uống có gas, không ăn đồ ăn có tiền sử dị ứng, kiêng ăn tôm cua cá đồ tanh do đây là một trong những nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao nhất, tránh ăn quá mặn và các thực phẩm có vị chua gắt như chanh, giấm… Người bệnh nên ăn các loại củ quả nhiều vitamin C, vitamin A, các thực phẩm nhiều vitamin D như sữa, nấm, cá hồi, trứng… có thể uống nước ép cà rốt, mật ong, nước gừng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *