Bên bờ hạnh phúc

         Ở Vĩnh Long khoai mỡ được trồng ở khắp các địa phương, nhưng tập trung nhiều nhất tại  2 xã Long Mỹ và Mỹ An thuộc huyện Mang thít. Nhiều năm nay, khoai mỡ là đối tượng chính trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng, luân canh với lúa trên vùng đất  này, và đã đem lại thu nhập khá cao, giúp cho nhiều hộ nông dân cải thiện và ổn định được cuộc sống.

         Những năm qua, phong trào sản xuất rau màu lấy củ ở Vĩnh long phát triển khá mạnh, trong đó có mô hình luân canh khoai mỡ với trên đất ruộng. Do khoai mỡ rất dễ trồng và thích hợp trên những chân đất ruộng tơi xốp, nên sau khi xuống giống khoai, chỉ cần tưới nước thường xuyên và bón phân định kỳ là dây khoai có thể phát triển tốt và tạo củ. Tuy chi phí đầu tư và công chăm sóc không nhiều, nhưng để đạt năng suất cao bà con cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật. Theo kinh nghiệm của bà con thì mỗi lần tưới khoai chỉ nên tưới với một lượng nước vừa đủ, tránh làm ngập úng gốc sẽ gây tác hại cho rễ và củ.        



    

       

            Nhiều bà con đã cho biết, 1 công khoai mỡ chỉ đầu tư vốn ước chừng 7 triệu đồng. Sau hơn 6 tháng là là bắt đầu thu hoạch, với năng suất bình quân đạt 3 tấn/ công. Cá biệt có hộ chăm sóc tốt đạt gần 4 tấn/ công. Với giá bán trung bình 4000 đồng/ kg, mỗi công khoai mỡ cho thu nhập hơn 12 triệu đồng, sau trừ chi phí còn lời từ  5-6 triệu đồng, tương đương 50%.  

   

            Anh Ngô Thanh Tùng, ở ấp Long Hòa 2, xã Long Mỹ, huyện Mang thít cho biết, do cây khoai mỡ dễ trồng, năng suất cao và tiêu thụ cũng thuận lợi; nên mấy năm qua năm nào gia đình anh cũng trồng với diện tích gần 1 ha. Vụ khoai mỡ năm nay do chăm sóc tốt nên trúng mùa, năng suất khá. Tổng sản lượng thu được gần 30 tấn, bán cho thương lái với giá bán bình quân 3500- 4000 đồng/ kg, anh  thu gần 120 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí còn lời hơn 60  triệu đồng. Nhờ vay mà cuộc sống gia đình anh  được cải thiện đáng kể.

 

          Hiện nay, tổng diện tích khoai mỡ được trồng luân canh với lúa trên đất ruộng ở xã Long Mỹ mỗi năm trên 22 ha. Tập trung nhiều nhất ở ấp Long Hòa 2 khoảng 17 ha , còn lại  được trồng rải rác ở các ấp  Long Hòa 1 , Long Phước …..Theo người dân và chính quyền địa phương cho biết, nếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất  lúa bằng việc sản xuất  1 vụ khoai mỡ  thì sẽ cho thu nhập cao gấp đôi so với độc canh cây lúa trên cùng diện tích. Ngoài ra, khi trồng khoai mỡ trên đất ruộng sẽ giúp đất tơi xốp, màu mỡ  và giảm nhiều  phân bón,  tăng năng suất cho vụ lúa kế sau.

 

             Tuy có hiệu quả kinh tế cao, nhưng để cho cây khoai mỡ phát triển bền vững, chính quyền địa phương và ngành chức năng cũng nên vào cuộc để xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc kỹ lưỡng cho nông dân. Mặt khác, cũng cần chú ý đến yếu tố qui hoạch vùng sản xuất tập trung, và có sự chỉ đạo chặt chẽ, để tránh hiện tượng sản xuất tự phát, tràn lan, khiến cho cung sẽ vượt  cầu, dẫn đến tình trạng tiêu thụ khó khăn, giá cả thấp,  và hiệu quả kinh tế đạt được sẽ không như mong đợi.

          Quốc Chiến 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *