Bên bờ hạnh phúc

 

Một điểm tập kết trâu, bò ở bên kia biên giới Tây Nam, chuẩn bị nhập lậu vào VN. Ảnh: Q. Dũng

Trong tháng 9 vừa qua, cao điểm, cả nước có đến 91 ổ dịch. So với cùng kỳ năm 2008, dịch xảy ra ở phạm vi rộng hơn. Hiện nay, cả nước còn 9 tỉnh có dịch LMLM chưa qua 21 ngày. Những thông tin trên được đưa ra từ hội nghị sơ kết Chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM năm 2006- 2009, được tổ chức tại TPHCM ngày 21- 12.

 

500 tỉ đồng phòng dịch không hiệu quả

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Diệp Kỉnh Tần, cho biết đầu năm 2009, dịch LMLM diễn biến xấu, rất đáng lo ngại. Nguyên nhân là do công tác tiêm phòng còn lơ là. Trong khi Chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM (2006- 2009) có kinh phí lên đến 500 tỉ đồng, miễn phí vắc-xin tiêm phòng nhưng hiệu quả không như mong muốn, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi. Một số địa phương nhận vắc-xin về để đó không tổ chức tiêm phòng, thuốc hết hạn sử dụng làm tiêu tốn nhiều tỉ đồng. Lượng gia súc vận chuyển qua biên giới với số lượng lớn nhưng không được kiểm soát, công tác quản lý còn quá lỏng lẻo.

 

Bất lực với gia súc nhập lậu

 


Tình trạng vận chuyển gia súc bất hợp pháp qua biên giới tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Nam chung đường biên giới với Lào, Campuchia có chiều hướng gia tăng mạnh. Gia súc nhập lậu với số lượng lớn, sau đó vận chuyển vào nội địa để tiêu thụ và phát sinh dịch bệnh. Theo số liệu thống kê, trong năm 2009, có 9 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò vào VN với số lượng đăng ký là 5.700 con trâu, bò giống, 47.000 con trâu, bò thịt.

Nhưng thực tế chỉ có 6.315 con gia súc nhập vào VN được kiểm dịch. Trên thực tế, gia súc nhập lậu không kiểm soát được là rất lớn. Tình hình mua bán trâu, bò ở các khu vực cửa khẩu vô cùng phức tạp, cơ quan chức năng không thể quản lý.

 


Tại các tỉnh ở biên giới Tây Nam, chủ yếu trâu, bò được nhập lậu từ Thái Lan, Campuchia. Báo cáo từ chi cục thú y các tỉnh ở khu vực này cho thấy từ đầu năm đến nay, lượng trâu, bò nhập lậu từ Campuchia qua Long An lên đến 17.509 con, An Giang 34.291 con, Kiên Giang 64.544 con. Ngoài lấy thịt, trâu, bò nhập lậu còn được làm giống nên rất dễ lây lan dịch bệnh. Theo thông tin từ Trung tâm Thú y Vùng VI, virus gây bệnh phần lớn là loại mới từ bên ngoài xâm nhập vào VN.

 


Ngoài ra, trâu, bò nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới Lào cũng có nguồn gốc từ Thái Lan, Myanmar, được nhập qua khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo thường xuyên có hàng ngàn con trâu, bò được tập kết, mỗi ngày có trên 500 con được nhập lậu vào VN. 

 


Lơ là trong phòng dịch

 


Báo cáo từ Cục Thú y cho thấy nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch LMLM là do công tác giám sát, tiêm phòng còn lơ là, coi thường các biện pháp phòng chống dịch. Việc phát hiện dịch chậm, thậm chí nhiều nơi còn giấu dịch. Một số nơi không lấy được mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nên khi phát hiện, dịch đã lan rộng.

 


Đại diện Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An cũng thừa nhận trâu, bò qua biên giới rất khó quản lý, tại địa phương có cả phiên chợ gia súc với số lượng 1.500 con nhưng cơ quan chức năng địa phương không quản lý được. Đại diện các địa phương cũng thừa nhận lâu nay, tỉ lệ tiêm phòng còn thấp, thậm chí, nhiều nơi  trong năm chỉ tiêm một đợt, trong khi quy định phải tiêm 2 đợt/năm, nên không mang lại hiệu quả. Các địa phương còn “kêu” lực lượng thú y mỏng, lương thấp nên không khuyến khích được họ. 

Theo Người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *