Bên bờ hạnh phúc

Từ 1/7/2010, việc đăng kí hộ tịch sẽ đơn giản hơn cho cán bộ tư pháp và người dân. Ảnh: L.H

Quyết định cũng nêu rõ: sử dụng cùng một loại sổ hộ tịch cho một loại việc đăng ký, không phân biệt dùng để đăng ký sự kiện hộ tịch trong nước hay có yếu tố nước ngoài và cũng không phân biệt được dùng tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước hay các Cơ quan đại diện Việt Nam. 

Đối với những biểu mẫu hộ tịch được cấp có giá trị chứng minh sự kiện hộ tịch bao gồm bản chính và bản sao (Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn; Giấy chứng tử; Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con; Quyết định công nhận việc giám hộ; Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ; Quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch…). hiện nay có tới 66 bản chính và bản sao. Để giảm bớt số lượng bản chính và bản sao, các loại biểu mẫu (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy chứng tử) sẽ được thiết kế lại theo hướng sử dụng chung 1 biểu mẫu để đăng ký cho một loại việc hộ tịch, không phân biệt cơ quan đăng ký cũng như sự kiện đăng ký. Theo đó, số lượng biểu mẫu bản chính, từ 34 sẽ còn  18 biểu mẫu; số lượng biểu mẫu bản sao, từ 32 còn 20 biểu mẫu.

Trong số 25 biểu mẫu tờ khai đăng ký hộ tịch đang phát hành, theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, theo quyết định này, người dân có thể tự khai theo nội dung tương ứng với từng sự kiện hộ tịch cần đăng ký, mà không nhất thiết phải mẫu hóa các biểu mẫu tờ khai.  Số biểu mẫu tờ khai nói trên sẽ giảm từ 25 biểu mẫu còn 4 biểu mẫu.

Đối với các biểu mẫu hộ tịch khác (16 biểu mẫu), sẽ bỏ biểu mẫu Giấy chứng sinh; bỏ 2 biểu mẫu Giấy cử giám hộ; bỏ biểu mẫu Lý lịch cá nhân dùng để làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; bỏ 2 biểu mẫu Đơn xin nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; gộp chung 2 mẫu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sử dụng tại UBND xã (không phân biệt người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cư trú ở trong nước hay đang cư trú ở nước ngoài). 
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch

Theo quyết định, đề án cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ năm 2010 đến hết năm 2011): Trong quý I – II/2010, các Sở Tư pháp và các Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm rà soát số biểu mẫu hiện còn để báo cáo Bộ Tư pháp. Từ quý III/2010 (ngày 1/7/2010), các cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ thống nhất sử dụng biểu mẫu mới, thay thế các biểu mẫu hộ tịch hiện hành. 

Giai đoạn 2 (từ 2012- 2014): Bộ Tư pháp sẽ xây dựng Đề án triển khai việc ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về hộ tịch  cho các quận nội thành thuộc 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng).

Từ năm 2013 đến hết năm 2014 sẽ vận hành thí điểm đăng ký hộ tịch qua internet tại một số tỉnh, thành phố, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch qua mạng ở các địa phương đã triển khai nối mạng. Cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ lưu trữ hồ sơ gốc (qua hệ thống mạng và hệ thống sổ hộ tịch). Sau khi đăng ký hộ tịch, người dân chỉ nhận bản sao các giấy tờ hộ tịch (bỏ việc cấp bản chính). Kết nối thông tin giữa các trung tâm đăng ký hộ tịch, người dân có thể yêu cầu cấp bản sao ở bất kỳ trung tâm đăng ký hộ tịch nào trong số các địa phương đã thực hiện kết nối.

Giai đoạn 3 (từ năm 2015 trở đi): Tiến tới thống nhất chuyển hướng quản lý hộ tịch bằng dữ liệu điện tử thay cho sổ, biểu mẫu hộ tịch như hiện nay, người dân sẽ được hưởng dịch vụ đăng ký hộ tịch qua internet.

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *