Bên bờ hạnh phúc

Thuế môi trường được hiểu là thuế đánh vào một số sản phẩm hàng hoá gây tác động xấu lâu dài đến môi trường, sức khoẻ con người; và qua các cuộc thảo luận, góp ý về dự thảo luật thuế môi trường do uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức (dự kiến biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII, tháng 10.2010 và có hiệu lực thi hành từ 1.1.2012), có thể khẳng định: trong số các nhóm hàng dự kiến thu thuế môi trường phần lớn không phải là hàng hoá thiết yếu; việc thu thuế môi trường nhằm để khuyến khích người tiêu dùng hạn chế sử dụng các sản phẩm đó. Do đó việc tác động tới đời sống người thu nhập thấp là không có.

Đây là dự án luật mới sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, việc xác định đối tượng chịu thuế, thuế suất, việc thu, nộp thuế ra sao sẽ đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi.

Sẽ có năm nhóm hàng chịu thuế môi trường, đó là: xăng dầu, than, dung dịch HCFC (chất làm lạnh chứa hydro-chloro-fluoro-carbon), túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.

THUẾ MÔI TRƯỜNG SẼ GIÚP NGƯỜI DÂN Ý THỨC HƠN TRONG VIỆC LỰA CHỌN SẢN PHẨM TIÊU DÙNG

Áp dụng luật thuế môi trường nhằm giúp người dân ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng để sao có lợi cho môi trường. Việc thu thuế môi trường với mức khoảng vài phần trăm sẽ làm tăng giá thành của sản phẩm thuộc diện chịu thuế môi trường, cũng có ảnh hưởng phần nào đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tuy nhiên có thể nói trong số các nhóm hàng dự kiến thu thuế môi trường phần lớn không phải là hàng hóa thiết yếu nên sẽ không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.

Ông Vũ Văn Trường,
vụ trưởng vụ Chính sách ,
Tổng cục Thuế, bộ Tài chính

Theo đó, dự thảo dự kiến xăng dầu sẽ chịu mức thuế từ 1.000 đến 4.000 đồng/lít (so với dự thảo trước đây mức thuế đã giảm xuống 2.000 đồng/lít), nhiên liệu bay 1.000 đến 3.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu hỏa từ 300 – 2.000 đồng/lít; dầu mazut từ 300 đến 2.000 đồng/lít; than từ 6.000 đến 30.000 đồng/tấn; dung dịch HCFC 1.000 đến 5.000 đồng/kg; túi nhựa xốp 20.000 – 30.000 đồng/kg, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng từ 500 đến 5.000 đồng/kg.

Với khung thuế nêu trên, dự kiến số thu thuế môi trường thu được theo mức thuế tối thiểu khung khoảng 14.300 tỉ đồng/năm, với mức thu tối đa khoảng 57.000 tỉ đồng/năm.

Theo ban soạn thảo dự thảo luật thuế môi trường, người nộp thuế môi trường chính là người sử dụng các sản phẩm gây hại cho môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất chỉ là người trả hộ và thuế môi trường sẽ được tính vào sản phẩm bán ra của các doanh nghiệp này. Thời điểm tính thuế đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thời điểm cơ sở sản xuất bán ra, với sản phẩm nhập khẩu là thời điểm tính thuế nhập khẩu còn với xăng dầu là thời điểm các doanh nghiệp đầu mối bán ra.

Riêng mặt hàng xăng dầu, theo dự thảo cho biết khi luật có hiệu lực sẽ không thu phí xăng dầu (hiện đang thu). Dự kiến mức thuế thu cụ thể sẽ ngang bằng mức phí hiện hành, do đó không có tác động đến giá xăng dầu như nhiều người lo ngại giá xăng dầu sẽ có cớ tăng cao.

Có thể thấy, hiện không chỉ có năm nhóm hàng hoá nói trên tác động xấu đến môi trường; vì thế, cần rà soát, bổ sung đối tượng chịu thuế, để không “lọt sổ” sản phẩm nào đã và đang gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Theo SGTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *