Bên bờ hạnh phúc

Các chuyên gia giao thông cho rằng, TP HCM phải triển khai các tuyến tàu buýt ngay từ bây giờ, nếu không sẽ không còn quỹ đất để thực hiện. Để quy hoạch mạng lưới giao thông thủy, thành phố cần 12.000 tỷ đồng.

Số tiền này bằng với tổng giá trị trái phiếu Chính phủ phát hành trong quý I năm nay nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển cả nước.

Ngốn một khoản ngân sách khổng lồ như vậy, nhưng nói như ông Trần Thế Kỷ, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM: "Ngay bây giờ bắt đầu nghiên cứu thì ít nhất 2-3 năm nữa mới có các tuyến buýt thủy. Nếu để chậm hơn nữa, quỹ đất dành cho các bến bãi sẽ không còn".

TP HCM hiện có 87 tuyến sông với tổng chiều dài hơn 574 km và hệ thống kênh rạch đan xen. Trong khi trên đường bộ, người dân vật lộn chen chúc giành nhau từng mét đường thì khoảng trống mênh mông dưới sông bị bỏ quên.

Khoảng 10 năm trước, ý tưởng phát triển buýt thủy đã có. Thành phố đã mở một tuyến từ bến Bạch Đằng về vùng bán đảo Thanh Đa thuộc quận Bình Thạnh. Nhưng sau đó tuyến buýt thủy này thất bại hoàn toàn. Từ đó đến nay dự án buýt thủy chỉ nằm trên bàn giấy chứ không được tiếp tục triển khai ở các tuyến sông.

TP HCM cần triển khai buýt thủy càng sớm càng tốt. Ảnh: Kiên Cường

"Nếu thành phố không làm bây giờ thì sẽ chậm", ông Trần Thế Kỷ, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải trao đổi với VnExpress.net trong buổi họp công bố quy hoạch mạng lưới đường thủy TP HCM đến 2020, chiều nay.

Theo ông Kỷ, Thái Lan đã triển khai buýt thủy từ năm 1975, còn TP HCM vẫn im hơi lặng tiếng. Ở Bangkok – Thái Lan, buýt thủy phát huy hiệu quả một cách tốt nhất khi kết hợp với du lịch. Tàu buýt chỉ hoạt động 6h-8h sáng và 4h-6h chiều, còn lại quãng thời gian trong ngày là dành cho khách du lịch.

"Khoảng 10 năm nữa, du lịch TP HCM sẽ phát triển thu hút lượng khách du lịch lớn nên rất cần những quỹ đất trên bờ, kết hợp giữa bến đón khách với các dịch vụ khác. Vì vậy thành phố phải giữ được quỹ đất cần thiết ngay từ bây giờ", ông Kỷ phân tích.

Khu đường sông đang nghiên cứu 3 tuyến sông để đầu tư triển khai, lập dự án tàu buýt thủy. Trong dự án này có tính tới việc phải dành bao nhiêu đất xây dựng bến bãi, cầu phao, bến đỗ xe hoặc các địa điểm thuận tiện kết nối với hệ thống đường bộ. Cũng như xe buýt, không loại trừ khả năng thành phố sẽ trợ giá để bù lỗ cho tàu buýt thủy giống như với xe buýt hiện nay.

Đại diện Sở Giao thông cho rằng thời điểm này rất thuận lợi để triển khai buýt thủy khi đô thị với nhà cao tầng đang phát triển. "Bài học 10 năm trước về tuyến đầu tiên ở Thanh Đa thất bại sẽ được nghiên cứu kỹ. Lúc đó, tuyến không có các điểm đón khách mà chỉ chạy từ đầu đến cuối từ bến Bạch Đằng về Thanh Đa nên ít người đi. Nay chúng tôi sẽ nghiên cứu cứ khoảng 500-700m là có một điểm đón khách", ông Kỷ nhìn nhận.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển giao thông vận tải thuộc Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải – Bộ Giao thông, cho rằng ghe buýt, tàu buýt là tính cho tương lai. "Buýt thủy là một trong những biện pháp giúp "chia lửa" cho đường bộ đang ngày một ách tắc", ông Dũng nhận định.

Chiều nay Sở Giao thông cũng công bố quy hoạch mạng lưới đường thủy, bến cảng, bến đến năm 2020 tại TP HCM.

Theo đó, tuyến thủy nội thành gồm vành đai trong, trục đại lộ Đông Tây, tuyến sông Sài Gòn – kênh Tẻ – kênh Đôi – sông chợ Đệm Bến Lức – Long An. Còn một tuyến khác là rạch Bến Nghé – kênh Tàu Hủ.

Quy hoạch mạng lưới cũng bao gồm các tuyến sông liên kết nội thành và vùng ven. Tuyến liên tỉnh, nối tắt, các bến thủy nội địa, cảnh bến trong khu vực. Dự kiến TP HCM cần 12.000 tỷ đồng cho việc thực hiện quy hoạch này. Cụ thể, hơn 4.640 tỷ đồng dùng để nạo vét lòng sông, hơn 5.400 tỷ đồng làm bờ kè dọc nhiều tuyến sông, 2.000 tỷ đồng để đi dời và xây dựng các bến cảng mới trong tương lai.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *