Bên bờ hạnh phúc

Những năm qua, nhờ chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường nên kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may và ngành Da giày của nước ta ngày càng tăng, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và các nhà sản xuất, do phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên – phụ liệu nhập khẩu nên ngành Dệt may và ngành Da giày nước ta chưa chủ động trong quá trình cạnh tranh và hội nhập.

Theo đánh giá của các chuyên gia hiện mỗi năm kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may và ngành Da giày nước ta đạt trên 20 triệu USD. Tuy vậy, do hơn 80% nguồn nguyên – phụ liệu phải nhập khẩu và giá nhân công ngày càng tăng đã làm giảm hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, lợi nhuận không cao.

Mặt khác khi nguồn nguyên liệu không ổn định, chi phí đầu vào tăng sẽ kéo theo giá sản phẩm tăng.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Dệt may và ngành Da giày Việt Nam, các doanh nghiệp đang đề nghị Bộ Công thương và Chính phủ tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành Dệt may và ngành Da giày trong nước. Trong đó, chú trọng việc xây dựng nguồn sản xuất nguyên – phụ liệu để cung ứng cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm phá thế bị động khi phải phụ thuộc vào nguồn nguyên – phụ liệu nhập khẩu.

Anh Kiệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *