Bên bờ hạnh phúc

Trong khi căng thẳng tại Biển Đông vẫn chưa ngã ngũ thì thời gian gần đây tranh cãi lại nổ ra ở vùng biển của khu vực Đông Bắc Á. Các đại sứ liên tục bị triệu tập, những vụ bắt giữ người và tàu thuyền xảy ra cùng những lời chỉ trích lẫn nhau không ngớt đang làm vùng biển Đông Bắc Á nổi sóng lớn xung quanh những tranh chấp chủ quyền của vài nhóm đảo.

Hôm 10/8, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã tới thăm quần đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là quần đảo Takeshima và ông tuyên bố đây là một phần chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc. Phản ứng gay gắt đối với chuyến thăm này, Nhật Bản cho biết sẽ đưa chính quyền Seoul ra tòa án quốc tế để giải quyết.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak trong chuyến thăm quần đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là quần đảo Takeshima.

 

Ngày 15/8, một nhóm người Hong Kong (Trung Quốc) đã bị đội tuần duyên Nhật Bản bắt giữ khi tiếp cận đảo Điếu Ngư, tức Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản.

Cách đây ít ngày, Nga cũng thể hiện lập trường cứng rắn đối với các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản khi khẳng định sẽ cử 4 tàu hải quân tới quần đảo Kuril hay Chishima hiện do Nga kiểm soát nhưng đang tranh chấp với Nhật Bản.
 

Theo giới phân tích, căng thẳng gia tăng ở vùng biển Đông Bắc Á có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một là, nó phản ánh nỗ lực của các quốc gia tuyên bố chủ quyền muốn làm giảm đi áp lực từ những khó khăn về xã hội và kinh tế trong nước. Mỗi quốc gia trong khu vực đều đang bước vào giai đoạn chính trị quan trọng. Tháng 11 tới, Trung Quốc bắt đầu cuộc chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Còn Hàn Quốc thì cuối năm nay sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống.

Vùng biển Đông Bắc Á

Căng thẳng trên cũng có thể có nguồn gốc từ những động lực địa chính trị sâu xa của khu vực. Nhật Bản là quốc đảo nghèo tài nguyên; Hàn Quốc là một bán đảo; còn Trung Quốc là lục địa với số dân đông nhất thế giới luôn có ý đồ tranh giành để mở rộng diện tích đất nước ra vùng biển.

Hàn Quốc cuối năm nay sẽ bầu cử Tổng thống

 

Các tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với các đảo tranh chấp đang phản ánh cuộc ganh đua quyết liệt nhằm kiểm soát các hành lang biển quan trọng cũng như nguồn tài nguyên, năng lượng tiềm năng đang nằm dưới đáy những vùng biển này.
 

Trong bối cảnh tranh cãi liên quan đến chủ quyền biển đảo ngày một gia tăng trong khu vực thì dư luận khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình luôn lên tiếng cho rằng việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (gọi tắt là UNCLOS) ra đời năm 1982 cần phải được các quốc gia có lợi ích liên quan tôn trọng và xem đây là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp biển đảo.

Mới đây, phát biểu tại hội nghị kỷ niệm 30 năm ra đời Công ước này, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon một lần nữa đã nhấn mạnh UNCLOS là một giải pháp công bằng và hiệu quả cho việc sử dụng nguồn tài nguyên của đại dương, hiện thực hóa một trật tự kinh tế công bằng, hợp lý, và giải quyết hiệu quả tình trạng bất ổn của các vùng biển trên thế giới.

Anh Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *