Bên bờ hạnh phúc

Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua một mùa hè đầy bất ổn khi các vụ biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan vẫn chưa chấm dứt kể từ khi bùng phát hồi tháng 6/2013. Hôm 5/8, nhiều cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã xảy ra tại thành phố Istanbul khi một tòa án ở đây mở phiên xét xử tổ chức điệp báo bí mật “Ergenekon”. Các chuyên gia cho rằng sự bất mãn ngày càng tăng của người dân đối với chính phủ của Thủ tướng Erdogan và Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền có nguy cơ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào bất ổn chính trị tương tự như những gì đang xảy ra tại một số quốc gia trong khu vực.

Tướng Basbug là người đứng đầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2008 đến 2010. Ảnh: GECCE.COM

Cuộc điều tra về Ergenekon được tiến hành kể từ tháng 6/2007 và kéo dài cho đến tận bây giờ. Theo cáo trạng, tổ chức này đã gây ra hàng loạt vụ đánh bom và ám sát từ thập niên 1990, đặc biệt là âm mưu lật đổ chính phủ của ông Erdogan.

Trong phiên tòa vào hôm 5/8, 275 bị cáo, trong đó có các cựu tướng lĩnh cấp cao, nhiều nhà báo, luật sư, học giả, đã bị buộc tội liên quan đến tổ chức Ergenekon. Tòa cũng đã tuyên án chung thân đối với cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ – tướng Ilker Basbug và 63 người khác.

Người biểu tình đối mặt với cảnh sát bên ngoài tòa án, nơi các phán quyết của "vụ án thế kỷ" đã được đưa ra.

Đây là vụ án thu hút sự chú ý của công luận Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt nhiều năm qua, và cho đến nay, nhiều người vẫn hoài nghi về tính chân thực của vụ án. Phe đối lập tại nước này cho rằng vụ xét xử mang động cơ chính trị nhằm dẹp bỏ những trở ngại đối với Thủ tướng Erdogan và đảng AKP cầm quyền. Quá trình xét xử “Vụ án thế kỷ” kết thúc chỉ 1 ngày sau khi Hội đồng Quân sự Tối cao do Thủ tướng Erdogan làm Chủ tịch thay thế nhiều tướng lĩnh quân đội. Giới quan sát nhận định động thái trên cho thấy chính quyền Ankara hiện đang bắt đầu kiểm soát quân đội vốn từng nắm mọi quyền lực tại quốc gia này.

Theo truyền thống, quân đội có vị thế rất quan trọng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cũng chính vì nắm trong tay nhiều quyền lực nên, các tướng lĩnh quân đội của quốc gia này thường can thiệp vào chính trường bằng các cuộc đảo chính. Vì vậy, ngay sau khi lên nắm quyền hồi năm 2002, Thủ tướng Erdogan đã tìm cách thu hẹp quyền lực của quân đội với lập luận “nhằm đáp ứng các tiêu chí dân chủ" để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh Châu Âu. Điều này, khiến cho mối bất hòa giữa quân đội và đảng cầm quyền càng thêm sâu sắc.

Các nhà phân tích cho rằng, những gì đang xảy ra ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong 2 năm trở lại đây khiến chính quyền Ankara phải hết sức thận trọng bởi làn sóng biểu tình vì bất mãn với chính phủ là một căn bệnh dễ lây lan, nhất là trong bối cảnh nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xuống đường phản đối chính phủ. Theo giới phân tích, quyết định thay thế hàng loạt tướng lĩnh cùng với việc kết án chung thân nhiều cựu sĩ quan quân đội cho thấy AKP sẽ theo đuổi một chính sách cứng rắn trong thời gian tới nhằm bảo toàn những thành quả tạo dựng được trong suốt một thập niên qua.

Hồng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *