Bên bờ hạnh phúc

Tổ chức Nông Lương thuộc Liên hiệp quốc FAO vừa cảnh báo về khả năng giá lương thực trên thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới trong bối cảnh phần lớn diện tích trồng lúa mì ở phía Bắc Trung Quốc – nơi sản xuất 75 triệu trong tổng sản lượng 112 triệu tấn lúa mì của Trung Quốc năm 2010 – có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lượng mưa quá thấp trong mùa Đông vừa qua.

Ảnh minh họa

 

Giá cả của hầu hết các mặt hàng nông sản đã leo thang trong nhiều tháng qua do thời tiết bất lợi khiến mùa màng bị thiệt hại cũng như các tác động về mặt chính sách đối với tình trạng thiếu hụt nguồn cung của một số nước xuất khẩu.

Xét về yếu tố thời tiết, hiện Trung Quốc đang bị hạn hán ở mức kỷ lục trong vòng 60 năm qua. Trong vài tháng qua, một vùng đất canh tác 5 triệu hecta, trải dài từ tỉnh Hà Nam đến tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, đã không có mưa nhiều. 

Một nhà tư vấn về nông phẩm ở Bắc Kinh cho rằng, nếu hạn hán kéo dài đến tháng Ba, tháng Tư thì mùa lúa mì năm nay ở nước này sẽ thất bát trầm trọng, tổn thất không dưới 10 triệu tấn.

Theo FAO, sự sụt giảm sản lượng lúa mì ở Trung Quốc sẽ gây tác động dây chuyền đến khả năng thu mua và giá lúa mì trên thị trường thế giới. Giá lương thực thực phẩm liên tục có xu hướng tăng trong 6 tháng qua và do cân bằng cung cầu rất mong manh nên bất kỳ sự bất ổn nào trong khâu sản xuất cũng sẽ tác động mạnh tới giá bán.

Giá lương thực thực phẩm tăng cao đã gây ra bất ổn và làn sóng phản đối tại nhiều nước, trong đó có khu vực Tây Á. Ai Cập đã phải đương đầu với tình trạng giá tất cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 18,5%. Riêng bánh mì được Chính phủ trợ giá tới 1,5 tỷ đôla Mỹ/năm. Đây là yếu tố chính làm bùng phát cuộc biểu tình của dân chúng kéo dài 18 ngày – đêm chống lại chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak, tồn tại trong gần 30 năm qua. Các cuộc biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao cũng đã xảy ra tại Oman, Israel, Jordani và gây ra tình trạng bất ổn chính trị tại Yêmen, Tunisia và Algeri.

Giá bột gạo tại Trung Quốc trong tháng Giêng năm 2011 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố dành 1,96 tỷ đôla cho chương trình chống hạn hán, trong đó có việc gây mưa nhân tạo.

Ngoài các loại lương thực, thực phẩm chính, giá đường cũng giữ mức cao suốt 30 năm qua. Các yếu tố bất thường về thời tiết tại Australia, Brazil, Trung Quốc đã đẩy giá đường tinh luyện trên thị trường quốc tế lên mức trên 70 cent Mỹ/kg. Giá đường trung bình trong năm 2010 vào khoảng 55 cent Mỹ/kg.

Chính phủ các nước trên thế giới đang lo ngại về tình trạng thiếu hụt lương thực và thực hiện những biện pháp đối phó khác nhau. Một số nước khu vực Tây Á đang tích trữ ngũ cốc. Iraq – nơi sản xuất nông nghiệp bị suy giảm đáng kể – vừa đặt mua 300.000 tấn lúa mì từ Mỹ, còn Jordani và Libăng cũng đã bỏ thầu mua lần lượt 100.000 tấn và 22.500 tấn lúa mì từ quốc gia này.

Trong khi đó, Nga đã ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *