Một nhóm các nhà khảo cổ Ai Cập danh tiếng do TS. Zahi Hawass dẫn đầu đã công bố khám phá những bí ẩn về vua Ai Cập Tutankhamun và gia đình. Họ khẳng định điều đó thông qua kết quả xét nghiệm mẫu vật ADN xác ướp cha mẹ và ông bà của vua Tutankhamun trong hơn hai năm qua.

Vua Tutankhamun (hay vua Tut) có dáng đi khập khiễng vì chân bị dị tật bẩm sinh, cơ thể gầy yếu và chứng hở vòm miệng. Cha mẹ của vị vua Pharaoh huyền thoại thực sự là hai chị em ruột thịt.

Các kỹ thuật viên đang thực nghiệm giám định các mẫu vật ADN từ xác ướp của Vua Tutankhamun trong lòng Thung lũng các vị vua.

Bí ẩn về vua Tutankhamun thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận thế giới kể từ sau khi lăng mộ của ngài do chuyên gia khảo cổ học người Anh là TS. Howard Carter cho tiến hành khai quật tại khu vực Thung lũng các vị vua ở Ai Cập vào năm 1922. Kho báu tìm thấy trong lòng khu lăng mộ nổi tiếng này bao gồm một chiếc mặt nạ của người chết làm bằng vàng khối 24 carat và loại đá quý màu xanh da trời cùng các viên đá quý hiếm.

Nhưng tiếp sau đó là những lời nguyền chết người ngày càng gia tăng sau khi nhà từ thiện của Howard Carter là Lãnh chúa Carnarvon qua đời một cách đột ngột chỉ vài tháng sau khi quan tài của vua Tut được mở, căng thẳng đến nỗi TS. Howard Carter buộc phải di dời đến nơi khác để sinh sống trong suốt 16 năm trời.

Vua Tut được cho là con trai của Pharaoh Akhenaten, người đã có những cố gắng không mệt mỏi trong việc tái hình thành tôn giáo Ai Cập trong suốt thời gian trị vì của ngài. Nhưng việc xác định danh tính mẹ của vua Tut thực sự vẫn là một bí ẩn bao trùm cho mãi đến thời đại ngày nay.

Sự thật rằng cả cha và mẹ của vua Tut đều là chị em ruột. Đối với quan điểm ngày nay được xem là tội loạn luân nhưng vào thời điểm cách đây 3000 năm thì mối quan hệ loạn luân này là "bình thường" bởi vì các Pharaoh được xem là con trời.

Và mối quan hệ mang tính loạn luân này được xem là cách thức để duy trì huyết thống linh thiêng của hoàng gia. Vợ của vua Tut là Ankhesenpaaten, vốn là chị em cùng cha khác mẹ của nhà vua. Họ kết hôn khi vua Tut khi tròn 10 tuổi. Và các nhà khảo cổ còn phát hiện ra rằng, toàn bộ các thế hệ của triều đại Tutankhamun đều có cùng cách thức quan hệ họ hàng gần gũi như thế. Hài cốt bệnh tật của vua Tut cho thấy, ông đã mang tính di truyền từ gia đình của mình.

Vua Tut lên ngai vàng khi vừa tròn 10 tuổi vào thời điểm năm 1333 trước Công nguyên, trị vì đất nước chỉ trong vòng 9 năm cho đến ngày băng hà. Ngài là vị vua cuối cùng của triều đại thứ 18 thuộc Tân Vương Quốc.

Nguyên nhân cái chết đột ngột của vua Tut trong một thời gian dài được tranh luận hết sức sôi nổi giữa các sử gia, trong đó có nhiều quan điểm cho hay rằng, vua Tut bị chết do mưu sát bởi vì người ta phát hiện ra sau gáy của ngài có một hố sâu.

Tuy nhiên, vào năm 2005, TS. Hawass đã thông báo rằng, nhóm các nhà khảo cổ do ông dẫn đầu đã không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến hố sâu sau gáy của vua Tut từ các đợt xét nghiệm xác ướp của ngài. Vua Tut kết hôn với quả phụ Ankhesenpamon. Người đàn bà này sau đó đã phải lòng lãnh tụ quân đội Horemheb, người cai trị đất nước Ai Cập cổ đại trong suốt 26 năm cho đến ngày bị Ramses, người thành lập triều đại Ai Cập thứ 19 chinh phục.

Các nhà khảo cổ cũng đã tiến hành nghiên cứu 16 xác ướp tại Thung lũng các vị vua. Họ khám phá ra rằng, ẩn bên dưới lớp vỏ giàu sang, xa hoa, quyền thế là cuộc sống đích thực của các hoàng gia Ai Cập, những người dễ bị xâm hại và rất dễ mất mạng bởi các căn bệnh quái ác.

Tiến sĩ Zahi Hawass lấy xác ướp của Vua Tut từ chiếc quách bằng đá của ngài vào năm 2007 nhằm phục vụ cho công tác xét nghiệm ADN. Những kết quả xét nghiệm sau đó cho biết rằng Vua Tut là một thanh niên ốm yếu.

Ba xác ướp khác bên cạnh vua Tut cũng cho thấy hậu quả của các chứng bệnh do sốt rét và việc quan hệ họ hàng gần gũi càng dẫn đến tình trạng bệnh tật đã xấu lại càng xấu thêm. Tuy nhiên, qua các phân tích về gia đình của vua Tut đã cho thấy rằng, các thành viên gia đình của ông đã bị mắc những chứng bệnh rất hiếm gặp khiến cho bộ xương của họ trở nên mảnh khảnh và có dáng đi yểu điệu như đàn bà, trong đó có hội chứng Marfan, một chứng bệnh khiến cho các chi trở nên thon dài vượt mức bình thường.

Mặt khác, qua các phân tích cho thấy, vua Tut có bộ ngực khá phát triển, đầu thon dài và hông phình ra. Nhóm nghiên cứu cùng thống nhất nhận định rằng cả vua Tut và cha của ngài là Akhenaten đều có vẻ bề ngoài khá nữ tính. Một trong những xác ướp được chú ý nhiều nhất trong suốt thời gian nghiên cứu là xác ướp của bà nội vua Tut là nữ hoàng Tiye. Bà là vợ chính thống của vua Amenhotep III và là mẹ của vua Akhenaten – cha của vua Tut. Bà cũng là vị nữ hoàng duy nhất song hàng cai trị Ai Cập cùng chồng là Amenhotep III. Thể hiện rõ nét nhất trên các bức tượng và các vách tường của ngôi đền. Nữ hoàng Tiye có nhiều ảnh hưởng chính trị tại triều đình và đóng vai trò nhiếp chính với con trai Akhenaten sau khi vua Amenhotep III băng hà.

Có giả thuyết cho rằng, người con trai cả của nữ hoàng Tiye là hoàng tử Tuthmose thực sự là Moses, người đóng vai trò lãnh đạo người Israel đặt chân lên Miền đất hứa. Người ta còn tìm thấy một lọn tóc của nữ hoàng Tiye nằm trong cỗ quan tài nhỏ trong lăng mộ của vua Tut, cũng tương tự như mái tóc được bảo tồn nguyên vẹn trên xác ướp của Tiye.

Được biết, người Ai Cập cổ đại rất quý trọng mái tóc của mình, theo đó, mái tóc thể hiện vị thế của họ trong xã hội. Người Ai Cập cũng là người sáng chế ra các phương thuốc trị chứng hói đầu, tóc hoa râm, cách thức gội đầu và tạo mùi thơm cho tóc.

Theo lời của James Phillips, người phụ trách tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Chicago (Mỹ) thì: "Sự thật luôn là sự thật. Những gì mà vua Tut đã tìm ra và những gì tìm thấy trong lòng lăng mộ của vua Tut cho dù ngài chỉ là một vị vua nhỏ bé cũng đã chinh phục sự quan tâm của cả nhân loại kể từ năm 1922".

Theo suckhoedoisong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *