Bên bờ hạnh phúc

          Yêu nước thương dân là một trong những phẩm chất, đức hạnh cao quý nhất của Bác Hồ. Toàn bộ cuộc đời và hoạt động cách mạng  của Bác đều nhằm mưu cầu hạnh phúc cho dân. Nhiều cá nhân, đơn vị đã làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ bằng những việc làm bình dị nhưng mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.

          Tận tuỵ, hết lòng vì nhân dân là điều mà mọi người mọi người trong cơ quan Phòng cảnh sát quản lý hành chánh về trật tự xã hội Công an tỉnh Vĩnh Long thường nhắc đến khi nói về trung uý Nguyễn Văn Bé Năm. Anh làm việc ở đội quản lý cư trú, cấp quản lý chứng minh nhân dân. Phải tiếp xúc thường xuyên với nhân dân nên đồng chí đã rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn, hoà nhã trong giao tiếp. Đối với những trường hợp cần hỗ trợ, anh luôn sẵn lòng và giúp đỡ bằng  tinh thần trách nhiệm.

        Tiếp xúc với dân, những khó khăn của họ luôn làm cho anh Bé Năm suy nghĩ. Mỗi việc làm, anh điều mong muốn đem lại sự tiện lợi, hiệu quả đối với người dân. Nghiên cứu qui trình cấp chứng minh nhân dân, anh đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo cải cách thủ tục , rút ngắn thời gian cấp chứng minh từ 15 ngày xuống còn 1 ngày. Anh Bé Năm còn  đề xuất thực hiện cấp chứng minh nhân dân lưu động ở các xã vùng sâu, vùng xa. Trong lĩnh vực quản lý hộ khẫu , anh cũng đã đề nghị đơn giản và bãi bỏ một số thủ tục chồng chéo. Tất cả những việc anh làm được đã giảm bớt khó khăn, phiền hà, đỡ tốn kém trong đi lại, tạo thuận lợi cho nhân dân rất nhiều.

 

 

        Với vai trò là bí thư chi đoàn, anh luôn tiên phong gương mẫu trong tư tưởng và việc làm để vận động đoàn viên, thanh niên và đảng viên trẻ trong cơ quan, rèn luyện và học tập theo Bác. Những việc làm hướng về nhân dân theo tấm gương đạo đức của Bác của anh Bé Năm đã cuốn hút được lực lượng đoàn viên và đảng viên trẻ trong cơ quan. Mỗi người đã nâng cao ý thức rèn luyện, cống hiến, luôn “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” 

          Trò chuyện với anh Bé Năm, chúng tôi cảm nhận được ở anh sự gần gũi, chân tình của một người luôn phấn đấu vì lý tưởng và vì lợi ích nhân dân. Và anh mong muốn từ những việc làm bình dị của mình sẽ giúp ích được cho mọi người.

         Học tập tấm gương đạo đức của Bác, những người lính cụ Hồ, những người được sinh ra từ dân cũng đã hết lòng, tận tâm, tận lực vì dân. Không chỉ bảo vệ bình yên cho cuộc sống nhân dân, mà luôn trăn trở trước những khó khăn của nhân dân, sẵn sàng chia sẻ với người nghèo, hoạn nạn.

        Từ sự nhường cơm sẻ áo của cán bộ, chiến sĩ lực lưỡng vũ trang huyện Bình Tân mà gia đình em Nguyễn Thị Bích Vân ở xã Thành Lợi vượt qua được cảnh thiếu đói. Cả nhà 5 người chỉ sống bằng tiền làm thuê của Vân. Không chỉ lo cho cái ăn, mà mẹ, anh trai và một đứa cháu gái bị bệnh cần sự chăm sóc, nên Vân cũng không làm được gì để có thu nhập ổn định. Những hạt gạo hàng tháng được bộ đội giúp đỡ đã phần nào giúp gia đình Vân có được những bữa cơm no lòng.

        Không chỉ có gia đình em Vân , mà từ hủ gạo và tiền tiết kiệm hàng tháng của cán bộ, chiến sĩ trong ban chỉ huy quân sự huyện,  nhiều gia đình đã được giúp gạo và một số nhu yếu phẩm. Thật sự có tận mắt chứng kiến  khó khăn của những gia đình được hỗ trợ , mới thấy hết giá trị những hạt gạo nghĩa tình và việc làm của cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bởi vì, ngoài giá trị vật chất, những lời thăm hỏi, động viên, sự chia sẻ ân cần đã là nguồn động lực to lớn để những mảnh đời kém may mắn có thêm niềm tin, nghị lực vượt lên số phận.

        Bằng tinh thần, tình thương và trách nhiệm, lực lượng vũ trang huyện luôn sẵn sàng có mặt khi nhân dân gặp khó khăn. Thời gian qua, địa bàn huyện Bình Tân  thường xảy ra thiên tai, lốc xoáy, gây khó khăn trong đời sống người dân. Mỗi lần như vậy, cán bộ chiến sĩ lại dầm mình dưới nước để cứu lúa, hoa màu, hay phải chống chọi với mưa gió để sửa chữa nhà bị tốc mái, dọn dẹp, dựng lại những căn nhà bị sập. Có thể nói, chính sự có mặt kịp thời của cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang đã góp phần giảm nhẹ thiệt hại cho nhiều nhiều gia đình.

        Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Bình Tân cũng luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Trong các đợt hành quân huấn luyện, các đồng chí đều tranh thủ thời gian chăm lo, giúp đỡ những gia đình khó khăn, già yếu neo đơn, cũng như cùng địa phương thực hiện những công trình phần việc dem lại sự tiện ích cho nhân dân.

         Trong học tập huấn luyện, cán bộ chiến sĩ cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác. Với mong muốn nâng cao được trình độ chuyên môn, đủ sức bảo vệ đảng chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

         Bác thường dạy cán bộ, đảng viên : từ nơi quần chúng ra, thì phải trở lại nơi quần chúng. Là người lãnh đạo cao nhất trong Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, hơn ai hết bà Đặng Thị Ngọc Thịnh luôn nhớ mãi lời dạy này của Bác.

        Bà cùng với tập thể Thường trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng; thực hiện tốt các Chỉ thị của Bộ Chính trị về vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn đảng bộ và nhân dân.

          Với phương châm “hướng về cơ sở”, bà thường xuyên đi công tác cơ sơ, nắm bắt tình hình cụ thể để có biện pháp chỉ đạo sát hợp lòng dân. Bám sát tình hình thực tế của địa phương, bà đã cùng với ban chấp hành đảng bộ tỉnh cụ thể hoá các chỉ tiêu nghị quyết và có những giải pháp đồng bộ để thực hiện có hiệu quả.

           Để cải thiện cuộc sống cho bộ phận người dân còn khó khăn, bà đặc biệt quan tâm chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Từ đó, đời sống các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, hộ nghèo giảm, chất lượng lực lượng lao động được nâng lên, tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm. Riêng bản thân bà cũng đã đóng góp cả tinh thần và vật chất, đồng thời vận động kêu gọi nhiều tổ chức cá nhân đóng góp cùng chung tay hướng đến người nghèo.

        Là một cán bộ lãnh đạo nữ, bà luôn đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của chị em phụ nữ. Bà cùng với hội phụ nữ đi sâu đi sát, nắm bắt tình hình đời sống, điều kiện sinh hoạt, học tập của phụ nữ để có chính sách phù hợp, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ nữ. Bà đã chỉ đạo và hỗ trợ tham gia cùng hội phụ nữ tổ chức thành công các chuyến về nguồn ở khu di tích địa đạo Củ chi, khu di tích lịch sử Trung ương cục miền Nam, tổ chức họp mặt, giao lưu nữ cán bộ lành đạo hai tình Vĩnh Long, Trà Vinh,..v..v..,  Thông qua các hoạt động đã giáo dục truyền thống bất khuất, trung hậu cho phụ nữ, đồng thời giúp chị em có dịp trao đổi kinh nghiệm, phấn khởi, tự tin, đoàn kết vượt qua khó khăn.

 

        Học tập ở Bác, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã xây dựng cho mình tác phong làm việc khoa học, có kế hoạch công tác, thời gian cụ thể theo chức năng, nhiệm vu. Trong lãnh đạo luôn thể hiện quan điểm quần chúng, đoàn kết nội bộ tốt, làm cơ sở cho sự đồng thuận, thống nhất cao giữa Đảng bộ và nhân dân trong việc lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Bà luôn trăn trở trước những khó khăn của người dân, gần gũi chân tình, lắng nghe dân để hiểu dân  cần gì để tham mưu cho cấp trên, cũng như cùng với tập thể có những quyết sách phù họp, mang lại lợi ích cho nhân dân.        

        Trưởng thành từ Bí thư khu phố và qua nhiều vị trí công tác khác nhau, nhưng dù ở vị trí nào, trước khi làm bất cứ việc gì, bà Thịnh cũng hướng đến đối tượng phục vụ, và mong muốn đem lại lợi ích cho nhân dân.   

         Học Bác thì không được nói chung chung mà phải thể hiện cụ thể. Chính những việc làm của những người như bà Thịnh, anh Bé Năm, những cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Bình Tân đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thêm gần gũi hơn với mọi người và có sức lan tỏa mạnh mẽ, hướng mọi người vì lợi ích nhân dân,  có tấm lòng trọn vẹn với dân, với nước.

         Cẩm Âu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *