Bên bờ hạnh phúc

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tại cuộc họp giao ban trực tuyến về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo 5 tháng đầu năm nay. Chấm dứt việc phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các địa phương.

Tham gia cuộc họp giao ban nói trên có đại diện của Bộ Công Thương, Bộ NN – PTNT, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) và 13 địa phương thuộc ĐBSCL.

Đề xuất tăng lượng gạo xuất khẩu

Theo báo cáo của VFA, đến ngày 31-5, tổng số hợp đồng xuất khẩu đã đăng ký là 4,112 triệu tấn, riêng tháng 5 là 446.353 tấn gạo. Giá xuất bình quân 5 tháng đầu năm là 425,6 USD/tấn, thu về 1,385 tỉ USD. Nếu không có biến động bất thường, xuất khẩu gạo năm 2009 có thể đạt trên 5 triệu tấn và 100% gạo xuất khẩu là từ ĐBSCL. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho hay hiện giá xuất khẩu gạo chỉ còn 380 – 420 USD/tấn. Mặc dù vụ đông xuân được mùa nhưng nguồn lúa chất lượng cao hiện rất ít khiến các doanh nghiệp (DN) không thể mua được.

Theo ông Phong, các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới có dự định tháo kho như Thái Lan (khoảng 3,8 triệu tấn), Ấn Độ (khoảng 1 triệu tấn) nhưng chưa thực hiện; nhu cầu mua gạo của châu Phi vẫn còn nhưng chậm; Trung Quốc chưa có thông báo về việc nhập khẩu gạo… nên cần hết sức cân nhắc khi tăng ồ ạt lượng gạo xuất khẩu.

Lúa gạo ngập kho nhưng nông dân ĐBSCL vẫn chưa vui vì đầu ra cho hạt gạo còn quá bấp bênh. Ảnh: NG.TRINH

Ông Nguyễn Văn Dương, Giám đốc Sở NN – PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho hay giá gạo đang xuống, tỉnh Đồng Tháp đang tồn kho 200.000 tấn, dân đang lo giá tiếp tục rớt. Theo ông Dương, ĐBSCL lúc nào cũng có lúa, vụ gối vụ, nếu không nắm chắc, rất khó điều hành, không nắm bắt được thực tế thì không chủ động được để ký hợp đồng. Thế nên, cuối cùng nông dân phải gánh chịu hậu quả. “Đề nghị Chính phủ giao nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất và nắm chắc sản lượng cho một cơ quan có chuyên môn như Cục Trồng trọt, để độc lập với cơ quan điều hành xuất khẩu gạo thì mới bám sát được thực tế” – ông Dương đề xuất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Văn Hà Phong cho rằng nếu cứ chậm giao chỉ tiêu xuất khẩu như hiện nay thì địa phương sẽ cứ mãi lúng túng, chẳng biết giải thích với dân thế nào.

Trước việc gạo ứ đọng, xuống giá khiến nông dân hoang mang, đại diện các tỉnh ĐBSCL đồng loạt đề nghị Chính phủ cho chủ trương, cơ chế để DN vay vốn mua gạo dự trữ cho dân, đồng thời kiến nghị Chính phủ mạnh dạn tăng chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2009 lên 5,5 – 6 triệu tấn. Đại diện Sở Công Thương tỉnh An Giang kiến nghị: “Các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung thì nên phân chia chỉ tiêu theo tỉnh, còn các hợp đồng khác để DN tự do ký hợp đồng”. Đồng quan điểm này, ông Văn Hà Phong nhấn mạnh: “DN nào xuất khẩu gạo chẳng được, miễn là tiêu thụ được lúa hàng hóa cho dân”.

Chấm dứt việc "giao chỉ tiêu"

Sau khi lắng nghe ý kiến của các bên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận: Phải tăng cường hơn nữa công tác điều hành sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, thời gian tới, Tổ Điều hành xuất khẩu gạo phải bổ sung thành phần là đại diện các tỉnh, thành để sát thực tiễn hơn. Mặt khác, giao Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi Nghị định 12/2006/NĐ-CP (về điều hành xuất khẩu gạo) để có cơ chế minh bạch, hợp lý hơn và có chế tài xử lý nghiêm trường hợp DN bán phá giá; đồng thời, VFA cần nhanh chóng tiến hành sửa đổi quy chế xuất khẩu gạo.

“Chính phủ chưa bao giờ hạn chế xuất khẩu gạo. Vấn đề là phải tìm được khách hàng mới, thị trường mới” – Phó Thủ tướng nói. Về việc tăng chỉ tiêu lên 6 triệu tấn như các tỉnh đề nghị, Phó Thủ tướng cho rằng sản xuất từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố phức tạp nên chưa thể quyết định ngay. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng khẳng định Chính phủ sẽ không phân hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các địa phương, bởi việc này tạo ra cơ chế điều hành không hợp lý.

Theo Thế Dũng (NLĐ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *