Bên bờ hạnh phúc

Thảm họa này xảy ra khi nước biển dâng cao 1m (dự báo năm 2010 nước biển dâng cao từ 3cm – 15cm). Nghề nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL sẽ bị xáo trộn.

Sẽ có thêm nhiều hộ dân sống ven các sông rạch ở ĐBSCL mất đất vì nước biển dâng cao.

Theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3.200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, VN nằm trong nhóm các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng cao. Văn phòng Quản lý Điều tra Tài nguyên biển và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN – MT) dự báo: Ở VN, mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 cm – 15 cm vào năm 2010 và từ 15 cm – 90 cm vào năm 2070. Các vùng bị ảnh hưởng trực tiếp gồm: Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình… Cũng theo dự báo này, nếu mực nước biển dâng cao 1 m thì 23% dân số sẽ thiếu đất. ĐBSCL là vùng đất thấp ven biển Đông nên sẽ là khu vực bị tác động nặng nề nhất. Nếu nước biển dâng cao thêm 1 m, VN sẽ có 5.000 km2 đất ở đồng bằng sông Hồng và khoảng 15.000 – 20.000 km2 đất ở đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập. Trong những thập niên tới, khi mực nước biển dâng cao thì đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm mặn cao, thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn có nguy cơ bị hủy diệt. Biến đổi khí hậu với vấn đề nước biển dâng cao sẽ tác động mạnh mẽ trước nhất đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở các tỉnh Cà Mau 58.285 ha, Bạc Liêu 4.142 ha, Sóc Trăng 2.943 ha, Bến Tre 7.153 ha… Ở các vùng này, mực nước biển sẽ dâng cao làm thay đổi chế độ ngập sâu đối với rừng ngập mặn. Do vậy, đây sẽ là các tác động xấu đến sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn đã tồn tại từ lâu.

Theo PGS-TS Bùi Cách Tuyến, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường VN và ông Phạm Đình Đôn, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực Tây Nam Bộ, mực nước biển dâng cao sẽ kéo theo sự thay đổi hàng loạt mô hình canh tác nước lợ, ngọt trong khu vực do quá trình xâm nhập mặn diễn ra ở quy mô lớn. Một số mô hình canh tác truyền thống như luân canh lúa – tôm, lúa – cá, nuôi cá ao hồ, nuôi ven sông rạch, bãi, bồi… sẽ bị tác động mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và sự thay đổi chất lượng môi trường nước. Bên cạnh đó, cùng với sự biến đổi dâng cao mực nước biển và tương tác của chế độ ngập lũ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về sẽ diễn ra xung đột trong vấn đề phát triển nghề nuôi trồng thủy sản rất đa dạng ở ĐBSCL trong những thập niên tới đây.

Nâng cao công nghệ hạn chế xâm thực bờ biển

GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân nhìn nhận: “Ứng phó với nước biển dâng là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu về nhiều mặt kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng chẳng những của vùng ĐBSCL mà còn của cả nước”. Từ đó, ông đưa ra gợi ý một số nhiệm vụ cần triển khai như: Phân vùng thủy văn – thủy lực các tiểu vùng theo các phương án mức nước biển dâng; hợp lý hóa hệ thống giao thông thủy, bộ; nâng cao công nghệ hạn chế xâm thực bờ biển; nghiên cứu các giống cây con, đặc biệt các giống lúa có gien chịu mặn cao, thân cao; chuẩn bị nguồn nhân lực để đối phó…

Theo Đức Khánh (NLĐ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *