Có thể nói, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung.

Vào một ngày cách nay hơn 4.000 năm, vua Thuấn đã trở thành hoàng đế của Trung Quốc, ông đã dẫn dắt thuộc hạ của mình cúng tế trước trời đất. Từ đấy, mọi người xem ngày này là ngày đầu tiên của mỗi năm, đó chính là ngày mồng 1 tháng Giêng. Và cũng từ hôm ấy, cứ đến ngày mồng một tháng giêng hàng năm, mọi người lại tổ chức nhiều hoạt động tưng bừng để chào đón ngày đầu năm. Các hoạt động diễn ra càng về sau này càng long trọng, thời gian diễn ra mỗi lúc một dài, sau cùng là hình thành nên những ngày Tết đón mừng năm mới như ngày nay.

Bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp năm cũ, nhiều hoạt động đã diễn ra và kéo dài đến ngày rằm tháng Giêng năm mới. Khoảng thời gian này được gọi là “đón Tết”. Trong quãng thời gian này, người dân tộc Hán cùng với các dân tộc thiểu số trên đất nước Trung Quốc đều có tổ chức đủ các hoạt động văn hóa, văn nghệ để đón mừng Tết. Do người Trung Quốc chủ yếu theo Phật giáo nên cúng tế luôn được xem là hoạt động cơ bản nhất. Mọi người cúng tế tổ tiên, trời đất để cầu mong được sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và tài lộc sẽ đến với gia đình mình.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày Tết ông Táo. Ông Táo được xem là vị “thần nhà bếp”, vì vậy, cả gia đình đều phải tham gia vào nghi thức tế.

Ngày 24 tháng Chạp là ngày quét dọn, lau chùi nhà cửa. Tất cả các thành viên già trẻ lớn bé trong gia đình đều tất bật dọn dẹp để nhà cửa thêm đẹp vào ngày Tết. Công việc này không đơn thuần chỉ là quét dọn, mà nó còn bao hàm xua tan bụi bặm, xua những điều xấu trong năm cũ. Những người tham gia vào công việc này đều hy vọng sẽ được may mắn trong năm tới.

Hoạt động đón Tết ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đều có phong tục dán thần giữ cửa. Ban đầu, thần giữ cửa là hình nhân bằng gỗ đào, về sau, người ta vẽ thần lên cửa, hay vẽ lên giấy, cắt rồi dán lên cửa. Trong tuyền thuyết, Thân Đồ và Dư Lợi là hai anh em chuyên giữ cửa trừ quỷ. Hai vị thần này sẽ trấn giữ tại cửa chính. Khi được hai vị thần này giữ cửa thì lũ quỹ sẽ không dám đến quấy rầy.

Viết câu đối Tết

 

Ngày nay, người ta không dùng hình vẽ, mà đơn giản hóa bằng một vài câu liễn đỏ dán ở cửa là đủ. Liễn xuân là những câu đối chúc mừng ngày Tết. Mỗi cặp liễn sẽ là hai câu thơ đối nhau có nội dung chủ yếu là “đón mừng năm mới”. Những tấm liễn đẹp thể hiện sự khéo tay của các tú tài – những người có học, am hiểu nhiều về chữ nghĩa.

Trong văn hóa truyền thống, liễn xuân không thể mua bán, nhất định phải là những sản phẩm tinh tế, tỉ mỉ và tâm huyết của từng gia đình làm ra. Chỉ như thế, tấm liễn xuân mới thật sự có ý nghĩa, đồng thời thể hiện được nét tài hoa của người viết liễn.

Màu sắc đỏ rực mang lại may mắn trong những ngày Tết

 

Nếu nói rằng, việc dán liễn xuân thể hiện được tinh thần văn hóa của chủ nhà thì việc dán giấy hoa trên cửa sổ cũng không đơn thuần là trang trí. Giấy hoa là một vật liệu trang trí thường được dán khắp trên những cánh cửa sổ trong nhà của hầu hết người dân Trung Quốc trong dịp Tết. Giấy hoa đỏ không đắt tiền nên lối trang trí này đã trở thành một phong tục được lưu truyền qua nhiều đời trong các gia đình bình dân. Khi công việc dán liễn xuân và giấy hoa trên cửa sổ hoàn tất thì xem như gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động đón Tết. Vẻ đẹp rực rỡ từ sắc đỏ của những tấm liễn xuân và giấy hoa đã góp phần tạo nên bầu không khí đón Tết thêm phần nồng ấm.

Câu liễn xuân và hình Thần giữ cửa trang trí trong dịp Tết

 

Bữa ăn tối đêm giao thừa luôn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người Trung Quốc. Nó không chỉ là bữa cơm đoàn tụ gia đình để đón chào năm mới, mà chủ yếu là bầu không khí ấm cúng sum họp của gia đình. Mặc dù bữa cơm đoàn tụ ngày Tết đã được chuẩn bị từ mấy ngày trước, nhưng phần lớn các món ăn chính sẽ được chế biến ngay vào ngày cuối năm để cả nhà cùng thưởng thức.

Sủi cảo mang ý nghĩa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới

 

Ở phương Bắc, nếu đón một cái Tết lớn thì nhất thiết phải có món sủi cảo truyền thống. Sủi cảo sẽ được làm vào đêm 30 Tết. Khung cảnh làm sủi cảo dưới bếp cùng tiếng pháo nổ ì đùng trong các con hẻm do trẻ con đốt chính là bầu không khí không vui nhộn, đầm ấm không thể thiếu trong đêm 30.

Người dân Trung Quốc có nhiều món ăn truyền thống ngày Tết, ví dụ như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước. Trong tiếng Hán, chữ bánh sủi cảo có bộ “giao” mang ý nghĩa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Ăn bánh hoành thánh trong năm mới sẽ có ý nghĩa là “đầu tiên”. Ăn mì sẽ có ý nghĩa là “trường thọ”… Các món bánh truyền thống đều mang những ý nghĩa khác nhau với hy vọng gia đình sẽ mừng đón được nhiều điềm lành trong năm tới.

Cùng nhau làm những chiếc há cảo trong ngày Tết

 

Ở một số khu vực, dân địa phương còn có một phong tục ngộ nghĩnh khi gói sủi cảo. Họ lấy một vài đồng tiền xu rửa sạch rồi gói vào trong nhân bánh. Người nào ăn trúng những cái bánh có đồng tiền xu thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm tới. Phong tục ăn trúng bánh có đồng tiền xu trên còn được gọi là “nhai tài lộc”.

Vào thời kỳ đầu những năm 1980, ti vi bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc đại lục. Từ đó, các hoạt động giải trí ngày Tết của người Trung Quốc càng thêm phong phú, đa dạng. Mọi người bắt đầu thích xem các chương trình văn nghệ mừng xuân của đài truyền hình trung ương. Từ năm 1983, đêm văn nghệ mừng xuân đầu tiên được phát sóng trên truyền hình đã đón nhận được sự hưởng ứng theo dõi của người dân cả nước. Từ đó về sau, cứ vào đêm 30 Tết hàng năm, mọi người lại quây quần bên nhau xem các chương trình ca múa nhạc mừng xuân. Ngày Tết của người Trung Quốc kể từ đó càng thêm nhiều niềm vui.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *