Bên bờ hạnh phúc

Trước tình hình kinh tế ảm đạm, gần đây các ngân hàng như Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tung ra những biện pháp nhằm kích thích kinh tế. Theo giới chuyên môn, tuy các gói kích thích này giúp xoa dịu các thị trường, nhưng vẫn chưa đủ để vực dậy kinh tế toàn cầu. Do đó, chính phủ các nước cần phải tăng cường hơn nữa những nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế lớn đang liên tục tung ra các gói kích thích, tuy nhiên các gói kích thích này chỉ giúp xoa dịu các thị trường chứ vẫn chưa đủ để vực dậy kinh tế toàn cầu.

 

Nhận định trên được đưa ra sau cuộc họp của các phó thống đốc ngân hàng trung ương và thứ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển (G20) diễn ra trong hai ngày ở Mexico và kết thúc vào đêm 24/9 giờ Việt Nam. Theo giới phân tích, hiện vẫn còn tồn tại những mối lo ngại về môi trường kinh tế, vì thế nếu chỉ vận dụng chính sách tiền tệ thôi thì chưa đủ.

Ông Manuel Ramos, một quan chức của Ngân hàng trung ương Mexico, cho rằng những biện pháp mua nợ của ngân hàng trung ương các nước không thể xóa được những rủi ro của cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như tình trạng tài chính thắt chặt ở Mỹ và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở các thị trường đang nổi.
 

Việc chỉ số lòng tin kinh doanh ở Đức trong tháng này giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2010 cho thấy ngay cả những nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng không chống đỡ nổi tình trạng suy sụp kinh tế, bất chấp việc ECB mới đây công bố kế hoạch mua trái phiếu của các nước mắc nợ. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ cũng đang chậm lại.
 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong tháng này đã hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển chủ chốt, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy đưa ra cảnh báo về những rủi ro lớn mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt, nhưng tại cuộc họp trên, Nhóm G20 vẫn khẳng định nhịp độ tăng trưởng trong năm 2012 có thể đạt từ 3 đến 3,5%.
 

Nhóm G20 đã nhất trí rằng sự cải thiện về thương mại và sự minh bạch hơn nữa trên các thị trường có thể sẽ giúp tháo gỡ vấn đề giá lương thực và hàng hóa tăng cao (mà hệ quả của nó là lạm phát leo thang). Theo các nhà chuyên môn, các chính phủ của G20 cần đẩy nhanh việc thực hiện các biện pháp đã được cam kết tại cuộc họp các nhà lãnh đạo G20 hồi tháng 6 vừa qua, nhằm thúc đẩy nhu cầu, hỗ trợ tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu xấu đi.
 

Anh Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *