Ảnh minh họa (Internet)

Các giác mạc sử dụng công nghệ sinh học và mô cấy đang giúp ích rất nhiều trong việc mang đến thị lực cho những người mù bẩm sinh. Các thành tựu này cũng mở ra nhiều triển vọng đối với ngành phẫu thuật mắt.

Người đàn ông này bị mù. Tuy nhiên, giờ đây anh đã có thể mô tả hình dạng của một trái chuối và lấy nó ra khỏi dĩa đựng trái cây. Anh là một trong ba người đã được cấy ghép võng mạc thử nghiệm tại Bệnh viện Mắt của một trường đại học ở Tuebingen, Đức. Vật cấy ghép là một chíp cảm biến được gắn hơn 1.000 thiết bị cảm biến ánh sáng. Mỗi thiết bị gởi một tín hiệu điện tử đến các tế bào thần kinh. Sau đó, các tế bào này sẽ được bộ não xử lý.

Trong khi đó, tại Thụy Điển, các nhà phẫu thuật đang nỗ lực hoàn thiện một phương pháp khác để điều trị bệnh mù do chứng màng sừng gây ra. Màng sừng là lớp màng mỏng, dễ bị tổn thương bởi chấn thương, thiếu dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng.

Bằng cách ghép màng sừng nhân tạo vào mắt người bệnh, các nhà nghiên cứu hy vọng điều khiển được sự phát triển của tế bào tự nhiên và khôi phục thị lực cho bệnh nhân. Phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm đối với mười bệnh nhân tại Đại học Linkoping. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa trước khi phương pháp này được sử dụng rộng rãi.

Anh Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *