Ảnh minh họa (Internet)

Người Nhật Bản rất yêu thiên nhiên và thế giới xung quanh, họ rất có ý thức trong vấn đề bảo vệ cây cối tự nhiên, nhất là những cây cổ thụ. Trên đất nước này còn tồn tại nhiều cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi nhờ sự giúp sức rất lớn của những người chăm sóc, trị bệnh cho chúng. Người Nhật gọi những người chăm sóc cây này là “bác sĩ cây cối”.

Đây là cây nhục đậu khấu đã có 650 tuổi. Cây là vật kỉ niệm được chính phủ Nhật Bản công nhận là một trong những vốn quí của quốc gia. Cây cao 20m, thân cây chính hơn 6 m. Gần đây, ngọn cây đã xuất hiện nhiều cành khô. Cây cũng không còn khỏe mạnh như xưa. Đây là hình ảnh cây cổ thụ này vào 40 năm trước. Lúc đó cây khỏe mạnh cành lá xum xuê hơn hiện nay rất nhiều. Các chuyên gia cây cối, hay các “bác sĩ cây cối” đang đào bới phần đất dưới gốc cây cổ thụ này để tìm bệnh cho nó.

Không riêng gì những cây cổ thụ có giá trị kỉ niệm, mà cả các loại cây trên đường phố ở Nhật Bản đều được các “bác sĩ cây cối” chăm sóc. Các “bác sĩ cây cối” phụ trách việc chẩn đoán và trị bệnh cho cây, chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho chúng. Ông Yuji Kawabe, một “bác sĩ cây cối” cho biết: "Nguyên nhân cành khô không phải do phần thân mà là do phần gốc cây, rễ cây đã bị thối rữa. Chúng tôi phải kiểm tra phần gốc cây trước xem vấn đề nghiêm trọng như thế nào. Sau đó chúng tôi mới tiến hành điều trị để chúng hồi phục sức khỏe".

Sau khi chẩn đoán các “bác sĩ cây cối” sẽ cắt bớt phần rễ dư, việc làm thông thoáng bộ rễ sẽ giúp cho cây dễ hấp thụ không khí. Cuối cùng là đổi đất xung quanh gốc cây, như thế là đã hoàn thành một lần trị liệu. Do cây cối không thể nói nên các “bác sĩ cây cối” phải quan sát, gõ vào thân chúng để chẩn đoán bệnh. Muốn làm được điều này họ phải có kinh nghiệm, quan sát tĩ mỉ.

Khoa học kỹ thuật phát triển giúp y học nhân loại có bước tiến vượt bậc và cũng giúp cho việc chẩn đoán bệnh của cây cối càng đơn giản hơn. Người ta dùng máy có kim dài ghim vào thân cây để tìm bệnh, giúp các “bác sĩ cây cối” có cách điều trị thích hơp. Người ta còn dùng tia gamma để kiểm tra phần thân cây. Kinh nghiệm phong phú cùng những thiết bị kỹ thuật cao đã giúp các “bác sĩ cây cối” trị bệnh cho cây tốt hơn. Họ đã góp phần giúp cho nhiều cây cổ thụ được tái sinh, cành lá tiếp tục vươn cao. Các “bác sĩ cây cối” cũng đang nỗ lực nghiên cứu để bảo tồn những cây cổ thụ là di sản tự nhiên này.

Hoa Nhi
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *