Bên bờ hạnh phúc

Vào ban đêm, vùng biển này lại phát sáng, nhìn từ xa, giống như một miếng vá giữa lòng đại dương.

Ở phía Tây Bắc Ấn Độ Dương, gần bờ biển Somalia, vào ban đêm, người ta lại thấy một vùng biển sáng chói, tất cả khu vực này đều ‘tràn ngập’ trong ánh sáng màu trắng sữa, vì vậy người ta gọi nơi đây là Biển Sữa.

Biển Sữa phát sáng trong đêm được chụp từ các vệ tinh nhân tạo

Biển Sữa là vùng biển phát quang có diện tích lớn nhất trên Thế giới hiện nay. Nó dài trên 250km, và rộng trung bình từ 50 – 70km. Nhìn xa, trong biển Sữa giống như một miếng vá giữa lòng đại dương. Các nhà khoa học mới chỉ phát hiện ra vùng biển này vào năm 2005. Nhưng đã từ rất lâu, biển Sữa đã trở thành huyền thoại trong các câu chuyện dân gian của những ngư dân đi biển. Thậm chí, nó còn được mô tả rất rõ ràng trong tác phẩm ‘Hai vạn dặm dưới đáy biển’ do nhà văn Jules Verne sáng tác vào năm 1870 (Verne là một nhà văn Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng). Ngày nay, các vệ tinh nhân tạo cũng đã chụp được rất nhiều bức ảnh về Biển Sữa phát sáng trong đêm.

Nguyên nhân của sự phát sáng này có liên quan đến một loài tảo phát quang có tên là khuẩn Vibrio Harveyi

Đã có rất nhiều những câu chuyện bịa đặt cho rằng, sự phát quang này là do một thế lực siêu nhiên nào đó gây ra và hiện chúng đang sống dưới đáy biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phủ nhận điều đó. Họ giải thích, nguyên nhân của sự phát sáng này có liên quan đến một loài tảo phát quang thuộc họ Bioluminescent Dinoflagellate. Chúng thường sống thành bầy đàn với mật độ dân số cao ‘ngất ngưởng’. Đặc biệt, về đêm, chúng phát triển cực kỳ rực rỡ và hưng thịnh. Một con tàu nghiên cứu khoa học về biển và đại dương đã lấy mẫu nước biển tại nơi đây về phân tích, họ đã khẳng định, tảo phát quang đó có tên là khuẩn Vibrio Harveyi. Sự phát sáng của những vi khuẩn này là do có phản ứng hóa học với enzym Luciferase.

Hình dạng khuẩn phát quang Vibrio Harveyi

Điều này cũng giải thích rằng, vì sao vào ban đêm, ta vẫn thường nhìn thấy trên mặt biển xuất hiện những đốm sáng nhỏ. Đó cũng là do vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh khi nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra, vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng oxy thấp. Khi vi khuẩn này sống ký sinh trên tôm, cá, nhánh cây hay bất cứ vật nào trong nước… vào ban đêm sẽ thấy mặt biển phát sáng, khi tôm, cá, nhánh cây chuyển động.

Theo Vzone

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *