Bên bờ hạnh phúc

Năm 1984, tại một bản làng miền núi thuộc núi Vũ Di thuộc tỉnh Phúc Kiến, nhóm khảo cổ thanh lý một nền di chỉ kiến trúc cổ đại. Trên mặt đất xuất hiện nhiều tảng đá xếp thành hàng. Cách bày trí của chúng rất đặc biệt. Từ trước đến giờ, mọi người chưa từng nhìn thấy cảnh tượng như thế. Những tảng đá có nguồn gốc từ đâu? Chúng dùng vào việc gì? Giữa phong cảnh xinh đẹp, non xanh nước biết lại xuất hiện nhiều mảnh gạch ngói vỡ vụn, nằm yên trong đồng ruộng hơn ngàn năm qua. Những tàn tích cổ đại đã dần hiện ra. Năm xưa nơi đây đã xảy ra chuyện gì và chủ nhân của những tàn tích này là ai?

Lối dẫn vào di chỉ kiến trúc Mân Việt

Trong cụm núi phía Bắc thành phố Vũ Di Sơn của tỉnh Phúc Kiến có một thôn làng nương tựa vào núi, mặt hướng ra dòng sông. Thôn làng tọa lạc trên gò đồi. Một con suối mang tên Sùng Dương chảy êm đềm giữa khe núi ở bên ngoài. Thôn mang tên là thôn Thành. Trong lịch sử nơi này được gọi là thôn Vương Điện. Dù là thôn Thành hay thôn Vương Điện thì hai tên gọi này đều không được nhiều người biết đến. Dường như nó có quan hệ đặc biệt với hoàng đế thời xa xưa. Nhưng ngay cả người dân địa phương cũng không biết rõ lai lịch của tên thôn, và cũng không có truyền thuyết nào có liên quan được lưu truyền trong dân gian. Chuyện thần kỳ đã xảy ra vào đầu mùa xuân hơn 40 năm trước.

Năm 1958, vào một buổi sáng, hai người dân thôn Thành đi đến núi Bắc Cương ở đầu thôn. Con đường núi cỏ mọc um tùm, dưới chân họ lại là một địa danh cổ Mã Đạo Cương tràn đầy màu sắc huyền bí. Hai người nông dân lên núi khai khẩn đất hoang để trồng trọt, họ dùng cuốt xẻn đào xới đất. Không lâu sau dưới đất xuất hiện vài miến ngói vụn. Lúc đầu họ cũng không để ý nhưng khi lau sạch lớp bụi bẩn, từng đường vân xuất hiện rõ trên mảnh ngói. Họ phát hiện những đường vân rất đẹp, hoàn toàn khác với hoa văn trên chậu sành thường dùng.

Những mảnh ngói vụn này nhanh chóng được mang đến Sở Văn vật địa phương. Nhận được tin Mã Đạo Cương đào được mảnh ngói, đội tổng điều tra văn vật ở thành phố Vũ Di Sơn đã nhanh chống đến thôn Thành. Ở phía Tây Nam của thôn, mọi người đã tìm thấy một lượng lớn hoa văn trang trí, nhiều mảnh gốm, mảnh sành có in chữ. Các chuyên gia khảo cổ suy đoán những mảnh gốm, mảnh sành này có nguồn gốc từ đời Hán.

Ở một khu vực nhỏ lại khai quật được nhiều di vật văn hóa thời cổ, điều này khiến các chuyên gia rất quan tâm. Mọi suy đoán táo bạo đã xuất hiện, có thể phía dưới thôn Thành chứa di chỉ của một thành cổ.

Năm 1959, một đội khảo cổ đã đến thôn Thành, tiến hành một cuộc khia quật trong thời gian dài, với diện tích khia quật là 864 mét vuông. Mọi người đã phát hiện và thành lý một nền ngôi nhà lớn, 10 hầm lò, thu hoạch được 391 di vật văn hóa bằng đồng, sắt, gốm. Một số còn nguyên vẹn và một số khác có thể phục nguyên. Ngoài ra còn có một lượng lớn mảnh ngói và mảnh sành. Tất cả đã nói với chúng ta một điều chính xác đó là thôn thành đã từng là tòa thành vào đời Hán. Nhưng họ chưa rõ tòa thành này có nguồn gốc như thế nào.

Ông Lư Triệu Ấm công tác tại Viện nghiên cứu Khảo cổ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói: “Chúng tôi đã khai quật được rất nhiều mũi tên, máy bắn tên, vũ khí, đao, kiếm, giáo, rìu chiến cỡ lớn”. Trong các văn vật khai quật được, số lượng binh khí bằng sắt không nhiều, nhưng trong thời gian dài sau đó, hiện tượng này đã tác động đến việc định vị di chỉ cổ thành thôn Thành. Mọi người cho rằng thành cổ này rất có thể là tòa thành biên giới mang tính chất quân sự. Lần khai quật khảo cổ đầu tiên đã suy đoán sơ bộ tòa thành này thuộc đời Hán, nhưng không thể xác định được niên đại.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *