Bên bờ hạnh phúc

Vết sẹo để lại trên da sau khi một vết thương đã lành làm bạn khó chịu biết bao nhưng đối với một số cô thiếu nữ châu Phi, châu Á lại là vẻ đẹp vô giá đến mức họ phải chịu bao đau đớn mới có được.

Sẹo trên mặt, sẹo trên ngực, trên lưng, trên cánh tay, sẹo sắp xếp thành những hoa văn đối xứng được phô bày một cách tự hào.

Sẹo được phô bày một cách tự hào (Ảnh tư liệu)

Tạo sẹo trên da đau đớn vô cùng. Mỗi dân tộc có một kỹ thuật riêng để tạo những vết thương trên da, như lấy dao rạch hoặc dùng con dấu bằng sắt (có chạm khắc hoa văn) nung đỏ lên rồi áp trên da thành những vết bỏng, giống như cách người chăn nuôi gia súc đóng số trên lưng đàn bò của mình.

Người ta còn áp dụng các kỹ thuật mới để tạo vết thương như dùng axit, đốt da bằng dao điện và gần đây bằng cả tia lazer nữa. Sau khi tạo vết thương trên da thịt, còn có kỹ thuật xử lý để làm vết thương lan rộng thêm hoặc giữ không để chúng lan rộng, rồi lên da non.

Quá trình lên da non được điều trị bằng thuốc “gia truyền”, bằng cách kích thích vết sẹo, bằng cách ăn uống… và thời gian càng kéo dài, vết sẹo càng lồi ra trên da thịt. Thông thường phải mất nhiều tháng vết thương mới lành. Có lẽ đây là một cách làm đẹp đau đớn nhất, khác nào một sự tra tấn dã man.

Ở mức độ “nhẹ nhàng”, vết thương nhỏ hơn, nông hơn, người ta lấy kim chích để tạo những hình xăm trên da thịt, kết hợp với sự bôi màu làm thành những “tác phẩm” hội họa.

Tuy nhiên, làm đẹp bằng cách tạo sẹo trên da không phải lúc nào cũng thành công, đôi khi cực kỳ nguy hiểm do vết thương bị nhiễm trùng mà dẫn đến tử vong. Phải chăng đây cũng là một trường hợp nữa của thẩm mỹ phi khoa học?

Theo VietNamNet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *