GIANT của SBS, Road Number 1Kim Soo Ro của MBC, Chiến Hữu của KBS đều đã bắt đầu quá trình quay phim và chuẩn bị phát sóng những tập đầu tiên. IRIS 2 với tên gọi Athena: Nữ thần chiến tranh cùng dự án The Fugitive thì mới đang trong giai đoạn lên kế hoạch.

GIANT với câu chuyện về tình yêu và dục vọng của một người đàn ông trong bối cảnh thời kỳ phát triển kinh tế, mở mang đô thị những năm 1970 tại Hàn Quốc sẽ phát sóng tập đầu vào ngày mùng 10/5 tới. Phim có sự tham gia của những tên tuổi nổi bật ngoài phòng vé và trên truyền hình như Lee Bum Soo, Park Jin Hee, Hwang Jung Eum, Jung Bo Suk. MBC kỳ vọng GIANT cũng sẽ tạo được tiếng vang như tác phẩm cùng thể loại East Of Eden từng làm được vào năm ngoái.

Tại sao lại nói GIANTEast Of Eden là những tác phẩm cùng thể loại? Bởi cũng giống như East Of Eden , tác phẩm lớn 50 tập GIANT tập trung mô tả về cuộc đời của một người đàn ông với những mối quan hệ gia đình, tình yêu và dục vọng về thành công. East Of Eden đã thành công khi khéo léo tái hiện không chỉ tình yêu mà còn cả tình cảm gia đình cùng những bí mật tày đình giấu kín qua chục năm trong những mối quan hệ đan xen phức tạp. GIANT cũng sẽ theo hướng khai thác chủ đề tình cảm gia đình và tình người, những xung đột về tiền bạc và quyền lực thông qua miêu tả quan hệ giữa người và người.

Còn với tác phẩm truyền hình đặc biệt kỷ niệm 60 năm nội chiến bán đảo Triều Tiên, Road Number 1, chỉ nghe tên dàn diễn viên gồm So Ji Sub, Kim Ha Neul, Yoon Kye Sang, Choi Min Soo thôi đã thấy một dàn sao lấp lánh. Tự hào với kinh phí chế tác khổng lồ 13 tỷ won, Road Number 1 là tác phẩm tái ngộ của tác giả kịch bản Han Ji Hun (Taegeuki, Time Of Wolf And Fox) và đạo diễn Kim Jin Min (Time Of Wolf And Fox).

Tháng 6 này sẽ bắt đầu lên sóng, các chuyên gia đánh giá Road Number 1 thành công được hay không còn phụ thuộc vào việc phim sẽ tái hiện những hình ảnh thực của chiến trường sinh động đến đâu và có thể cực đại hóa những yếu tố mang tính chất bi kịch đến đâu. Các nhà sản xuất của Road Number 1 còn cần phải tập trung khắc phục những điểm yếu về hình ảnh và âm thanh của phim truyền hình khi một bộ phim chiến tranh với những khung cảnh hoành tráng lại được trình chiếu trên màn hình ti vi nhỏ thay cho màn ảnh lớn ngoài rạp.

Kim Soo Ro, tác phẩm truyền hình lấy ý tưởng từ thần thoại kiến quốc của xứ Ga Ya trên bán đảo Hàn và nội dung cũng khắc họa câu chuyện về vị vua Kim Soo Ro của xứ này đang nuôi giấc mộng trở thành một Nữ hoàng Seon Duk thứ hai. Để tái hiện hùng tráng những cảnh tham chiến của hàng trăm nghìn người, các nhà sản xuất đã quyết định biến Kim Soo Ro trở thành bộ phim truyền hình đầu tiên ở Hàn Quốc sử dụng kỹ thuật hình ảnh 3D. Điều này đủ để cho thấy Kim Soo Ro chứa đựng nhiều tâm huyết đến nhường nào.

Jeon Woo (Chiến Hữu) với nam diễn viên chính Choi Soo Jong cũng lại là một tác phẩm giàu tính nhân văn truyền đạt thông điệp phản chiến yêu hòa bình thông qua tái hiện tính bi thảm của những cuộc chiến tranh. Làm lại từ bộ phim truyền hình cùng tên phát sóng tăm 1975, Chiến Hữu bám sát tác phẩm gốc khi triển khai câu chuyện tập trung vào một nhóm binh sĩ. Bộ phim khắc họa tình ái quốc, tình chiến hữu của những những lính, trong những tình huống chiến tranh khốc liệt mà cuộc sống và cái chết được quyết định trong một giây phút, đã trút bỏ hơi thở của mình để cứu tổ quốc, cứu đồng đội.

Những tác phẩm truyền hình cỡ lớn như thế này thu hút sự chú ý không chỉ vì quy tụ được dàn ngôi sao và những bộ đôi đạo diễn – biên kịch tiếng tăm mà còn vì bản thân cái tên gọi “Tác phẩm lớn”. Các “Tác phẩm lớn” được dư luận chú ý ngay từ đầu thành công cũng dễ nhưng mức độ rủi ro, khả năng thất bại không vì thế mà giảm đi.

Bộ phim truyền hình cuối tuần hiện đang trình chiếu trên đài MBC A Man Called God trước khi phát sóng cũng được gọi là “bom tấn cỡ bự” và gây chú ý suốt một thời gian dài nhưng ngay khi vừa lên sóng đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận về kỹ thuật CG vụng về và những phân cảnh trông như truyện tranh. Đến lúc này, bản thân diễn viên chính của phim cũng phải đứng ra giải thích ‘Không phải cứ có kinh phí chế tác nhiều hơn các phim khác một chút mà có thể gọi là bom tấn”. Trong trường hợp của A Man Called God, sự kỳ vọng đối với một tác phẩm truyền hình lớn lại đang ảnh hưởng không tốt tới phản ứng của dư luận.

Đến nay, những tác phẩm truyền hình lớn của Hàn Quốc tạo tiếng vang đột phá chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay như All In, IRIS, Thái Vương Tứ Thần Kí… Thậm chí Swallow The Sun, bộ phim từng được ví là All In 2,Lobbiest, tác phẩm có kinh phí chế tác lên tới 12 tỷ won cùng những cảnh quay hoành tráng tại nước ngoài cũng chỉ nhận được cái nhìn hờ hững của khán giả và những bình luận kiểu như “Có nhiều cái để ngắm đấy nhưng nội dung thì chẳng có gì”.

Hãy cùng đón đợi xem các tác phẩm truyền hình lớn của năm 2010 đã giảm về lượng liệu có tăng về chất? Bộ phim nào sẽ trở thành một IRIS thứ 2 và bộ phim nào sẽ đi vào bước xe đổ của Lobbiest?

Theo thegioidienanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *