Bên bờ hạnh phúc

Người ta thường nói “làm một nghề giỏi, còn hơn nhiều nghề”. Thế nhưng với anh Nguyễn Hoàng Nam ngụ ấp Đông Lộc, xã Đông Thạnh, huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, hễ nghề nào bà con cần và có thể kiếm được thu nhập, anh đều làm hết tâm hết sức để tranh thủ từng cơ hội mưu sinh.
Thuở nhỏ, anh Nam chẳng may mắc bệnh sốt bại liệt, cả một đoạn đời dài anh phải bước đi trên đôi chân teo tóp, từng bước khập khiễng, chông chênh. Khiếm khuyết đôi chân nhưng anh Nam có đôi tay khéo léo, thế nên bén duyên với nghề nào anh Nam cũng học hỏi rất nhanh.
Không chỉ chịu khó siêng năng mà mà anh Nam còn nhạy bén với cái mới, thị trường thịnh hành nghề nào anh Nam sẽ cố gắng học hỏi để đáp ứng được như cầu của bà con ở lĩnh vực đó.

Cảm phục ý chí kiên cường và tay nghề giỏi giang của người thợ khiếm khuyết hiền lành nên bà con hàng xóm lúc nào cũng ưu tiên ủng hộ. Với anh Nam, mỗi món đồ khách mang tới sửa không chỉ đơn giản cho anh thu nhập mà còn là một lời động viên “mình tàn nhưng không phế.”
Chính ý chí lạc quan của của người thợ khiếm khuyết đã làm động lòng người phụ nữ lành lặn – chị Nguyễn Thị Hương Diệu quê ở Kiên Giang.
Từ khi gắn bó với nhau, anh Nam và chị Diệu hiểu rằng chỉ có chung sức vươn lên mới có thể đổi thay số phận. Thế rồi những đứa con khỏe mạnh lần lượt chào đời. Con trai Hoàng Lam và con gái Trâm Anh hiếu thảo, ngoan hiền đối với người cha khiếm khuyết như anh Nam đó là một gia tài vô giá.
Thế nhưng bao khát khao về những bữa cơm no đủ sớm lụi tàn vì biến cố. Đồ nghề sửa đồng hồ và sửa điện thoại mà anh Nam tích góp bao năm chẳng may bị kẻ gian lấy trộm.

Cần câu cơm mất đi, người thợ yêu nghề phải mưu sinh tạm bợ bằng việc bán vé số sống qua ngày.
Thương chồng vất vả nên chị Diệu cũng làm lụng chẳng ngơi tay. Từng chiếc bánh đa được bán đi chị Diệu hy vọng có thể san sẻ bớt gánh nặng với chồng.
Ngày tựu trường đã cận kề, nhưng tiền công ít ỏi từ công việc sửa quần áo mỗi ngày vẫn không đủ để chị Diệu mua cho con tấm áo mới đến trường. Ngoài đôi bàn tay cần cù lao động, chị chẳng còn gì có thể giúp chồng bằng những lời chia sẻ, ủi an.
Diệu mạnh mẽ hơn giữa những bộn bề cuộc sống. Thế nhưng, con đường tìm lại nghề xưa với anh Nam còn quá nhiều trắc trở khi mà những bữa cơm chẳng đủ ấm dạ no lòng. Phép màu nào sẽ xuất hiện để người thợ yêu nghề rồi sẽ lại có cơ hội trở mình?

Quý khán giả có lòng hảo tâm giúp đỡ Anh Nguyễn Hoàng Nam, xin liên hệ theo địa chỉ:

1/ Anh Nguyễn Hoàng Nam (1980), ấp Đông Lộc, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

2/ Chương trình “Thần tài gõ cửa”, Đài PT-TH Vĩnh Long, số 50, Phạm Thái Bường, Phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 02706.250.555

3/ Tài khoản huy động ủng hộ các chương trình nhân đạo

– Tên đơn vị : Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long

– Địa chỉ: số 50, Phạm Thái Bường, Phường 4, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

– Số tài khoản: 111000034669 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương – Chi nhánh Vĩnh Long

 

Thanh Vi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *