Bên bờ hạnh phúc

Trồng nụ trồng hoa, đánh chuyền, súng thụt… hầu như biến mất khiến nhiều người lớn tiếc nuối.

Những bức ảnh gợi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng không thiếu trò chơi.

2-5 bé gái ngồi vòng tròn với 10 que tre nhỏ và một quả cà chơi trò đánh chuyền. Mỗi bé gái 7-8 tuổi thời đó đều thuộc làu bài ca Một mốt, một mai, con trai, con hến… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề… Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và tiếp tục hát Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…

Trò chơi con quay của các bé trai.

Trò đánh sỏi là niềm ưa thích của con gái mỗi giờ ra chơi.

Bắn bi luôn là trò cuốn hút tất cả con trai khi còn thơ bé. Trò chơi giúp vận động, quan sát tốt với chiến lợi phẩm là những viên bi vừa bắn trúng của đối phương.

Cánh diều tuổi thơ ngày xưa thường được làm từ khung tre, dán giấy vở học sinh, giấy bao xi măng và dính bằng cơm nguội.

Những tàu lá cau già cỗi, rụng xuống đất được người dân quê dùng làm quạt mo và trở thành xe kéo của trẻ em thời bấy giờ.

Các bạn nhỏ say mê với trò chơi cờ tướng bên vỉa hè.

Tiếng cười vang lên giòn tan khi chơi bài.

'Tuổi thơ dữ dội' của những đứa trẻ chơi bài quẹt nhọ nồi.

Những cuốn truyện tranh dù cũ nát vẫn được các thế hệ truyền tay nhau đọc với sự say mê không hề giảm.

Ném lon là trò chơi vận động hấp dẫn nhất một thời.

Trò chơi ống thụt cò ke được con trai rất yêu thích nhưng lại là nỗi kinh hãi của con gái một thời. Đến mùa cò ke, đám trẻ lại rủ nhau đi hái từng chùm về làm đạn, cho vào ống tre rồi bắn. Cò ke vừa cứng, vừa có nhựa bắn vào rát bỏng tay, khiến con gái cứ nhìn thấy đám con trai cầm ống thụt cò ke là rủ nhau chạy trốn. Trò chơi thú vị nhưng nguy hiểm nay hầu như không còn.

Những cây súng làm từ cuống của tàu lá chuối trong trò chơi trận giả luôn khiến trẻ em thời ấy say mê.

Chơi bóng nước sau mỗi buổi chiều chăn trâu.

Trẻ con thời trước, chỉ đợi đến khi có những cơn mưa rào là lại rủ nhau cởi trần, chạy khắp đường làng, ngõ xóm để tắm mưa.

Trò nhảy dây vẫn xuất hiện trong mỗi giờ chơi của trẻ em thôn quê, miền núi.

Trò pháo đất chỉ trẻ em vùng nông thôn mới hay chơi. Pháo được làm từ đất sét hoặc đất thịt lấy từ dưới ruộng lên, nặn thành khuôn xong rồi thi nhau cho nổ. Người chiến thắng là người có pháo nổ to, lỗ thủng rộng. Trước có nhiều hội thi pháo đất ở Thái Bình, Hải Dương.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *