Bên bờ hạnh phúc

Có thể nói hiện nay, ở ĐBSCL, cây đậu nành đã được bà con nông dân trồng ngày càng nhiều với diện tích ngày càng lớn. Nếu như trước đây, đậu nành chỉ sản xuất ở vụ Đông Xuân, thì nay, nó được trồng trên đất ruộng thay cho vụ Hè Thu. Vì thế, gần đây, việc sản xuất đậu nành không còn được thuận lợi như trước do dịch hại phát sinh nhiều.

Hiện, trên cây đậu nành có rất nhiều đối tượng sâu bệnh, chúng tấn công ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng quan trọng nhất là giai đoạn cây ra hoa, mang trái, đến thu hoạch. Sự gây hai của sâu bệnh sẽ làm cho cây trồng bị suy yếu, sức sinh trưởng và khả năng cho trái kém, nếu có trái thì cũng bị hư hỏng nhiều, năng suất sụt giảm. Do vậy, bà con phải có biện pháp phòng trị, ngăn chặn kịp thời, tránh để bệnh phát tán lây lan trên diện rộng

Sâu ăn tạp

Các đối tượng sâu bệnh tấn công ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu nành. Ảnh minh họa

Sâu ăn tạp là đối tượng xuất hiện rất phổ biến khi cây đậu từ 15 – 20 ngày tuổi. Đây là một loài sâu đa thực, ngoài đậu nành, chúng còn gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng khác nên hầu như lúc nào chúng cũng xuất hiện trên đồng ruộng. Sâu ăn tạp gây hại mạnh vào lúc cây phát triển cành lá bằng cách cắn phá các phần xanh của lá, làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây đậu. Ngoài ra, chúng còn tấn công cả nụ hoa, trái non, làm thất thu năng suất.

Sau khi xuống giống khoảng 28 ngày thì đậu nành bắt đầu ra hoa. Đây là giai đoạn cần phải theo dõi kỹ đồng ruộng để kịp thời phát hiện và phòng trừ các loài sâu cắn phá nụ hoa như sâu xanh da láng, bọ xít xanh, sâu ăn bông. Để phòng trừ các đối tượng này có hiệu quả, bà con nông dân cần thường xuyên thăm ruộng đậu để sớm phát hiện và phòng ngừa kịp thời. Có thể áp dụng biện pháp thu gom ổ trứng, hoặc bắt sâu khi mật số thấp. Nếu mật số cao thì mới áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ.

Để đảm bảo diệt sâu có kết quả cao, nên phun xịt lúc sâu còn ở tuổi nhỏ, chưa kịp phát tán. Khi sâu đã lớn, nếu phun thuốc, nên phun vào buổi chiều mát để vào ban đêm, sâu bò lên ăn lá dễ bị trúng thuốc hơn. Do đây là một loài sâu có tính kháng thuốc rất mạnh, do đó không nên sử dụng một loại thuốc để phun nhiều lần mà cần luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau.

Sâu đục trái

Trong thời kỳ đậu nành ra hoa và cho trái, đối tượng sâu hại quan trọng nhất là sâu đục trái. Con trưởng thành của sâu đục trái hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm. Khi cây chưa ra hoa thì chúng đẻ trứng trên mầm non hoặc lá non. Khi cây bắt đầu ra hoa, chúng đẻ trứng vào cuốn hoa hoặc rải rác trên trái non. Sau khi nở, sâu thả tơ và tìm trái non đục vào, nếu trứng được đẻ ngay trên trái thì chúng đục ngay vào trái đó. Sau khi ăn hết phần hạt bên trong thì sâu đục một lỗ lớn để chui ra ngoài và tìm trái khác để tiếp tục cắn phá. Thông thường, mỗi trái chỉ có một con sâu, nhưng khi sâu còn nhỏ, có thể có nhiều hơn 2 con/ trái. Khi sâu lớn, nó sẽ chui ra khỏi trái, di chuyển xuống đất gần gốc cây để hóa nhộng. 

Bệnh hại

Ngoài những đối tượng sâu hại chính, cây đậu nành còn bị nhiều loại bệnh hại khác. Trong giai đoạn từ lúc đậu ra hoa đến thu hoạch trái, bệnh cháy rụng lá và rỉ sắt là các đối tượng khá nguy hiểm, có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và năng suất của đậu nành. Khi cây đậu nành bị nhiễm các bệnh này thì bào tử nấm phát triển mạnh trong vết bệnh, làm lá đậu mất khả năng quang hợp, lá sẽ bị vàng và rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng của hạt đậu.

Khi cây đậu nành bị sâu bệnh tấn công gây hại, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần phải xác định rõ đối tượng cụ thể để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, đảm bảo theo nguyên tắc "4 đúng" và tránh phun xịt thuốc tràn lan. Do đó, để tiết giảm chi phí sản xuất và phòng ngừa dịch hại có hiệu quả, bà con nông dân chỉ nên phun thuốc phòng trừ những đối tượng này khi thật cần thiết và có sự tư vấn của các nhà chuyên môn.

Để quản lý và phòng ngừa dịch hại trên cây đậu nành có hiệu quả cao, ngoài việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cũng cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Trong đó, phải chú ý đến sử dụng hạt giống có chất lượng, áp dụng kỹ thuật canh tác tốt, gieo sạ với mật độ vừa phải, sử dụng phân bón hợp lý, và cung cấp nước tưới đầy đủ… Có vậy, cây đậu nành mới khỏe, phát triển tốt, nâng cao được sức đề kháng để chống chọi có hiệu quả với các đối tượng dịch hại.

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *