Bên bờ hạnh phúc

 Gần đây bệnh cúm H5N1 trên gia cầm hầu như đã xuất hiện quanh năm; hiện tại tuy dịch bệnh đã được khống chế, nhưng trong thời gian tới bệnh H5N1 rất có khả năng xuất hiện trở lại các ổ dịch nhỏ lẻ trên các đàn gia cầm ở những địa bàn có nguy cơ là rất cao.

Theo đánh giá của ngành chức năng, khả năng lây lan của bệnh cúm H5N1 này có thể xảy ra thành dịch trên diện rộng từ đây đến cuối năm là do điều kiện thời tiết khá thuận lợi; và chúng sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi  và kinh tế của người dân. Trước tình hình này, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh phát triển là vấn đề mà  ngành chuyên môn và bà con nông dân rất quan tâm.

 

Bệnh cúm H5N1 trên gia cầm hay còn gọi là bệnh “cúm gia cầm” gây hại trên đàn gà, vịt  là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, được xếp vào nhóm A là nhóm bệnh lây lan nhanh và gây thiệt  hại  nghiêm trọng cho đàn vật nuôi .  Theo ngành thú y  bệnh  cúm H5N1 có độc lực cao;  type virus  này có tính biến dạng và có  thể kết hợp với  các type  khác sinh ra đại dịch . Chúng lây qua 2 đường hô hấp và tiêu hóa và khi xâm nhập vào  cơ thể gia cầm, virus nhân lên rất nhanh và chúng xuất  hiện rất nhiều trong nước bọt , dịch tiết đường hô hấp  và phân gia cầm bị bệnh;  cho nên khi thải ra bên ngoài  và tất nhiên đã truyền bệnh sang các con khác, bởi  thế bệnh lây lan rất nhanh.  Vì vậy chỉ cần  một vài con mắc bệnh, thì lập tức các con khác cũng sẽ bị lây truyền bệnh theo. Dịch cúm H5N1 trên gia cầm có thể xảy ra quanh năm và làm chết hàng loạt  đàn  gà , vịt  ở hộ chăn nuôi

Bệnh cúm H5N1 lây lan rất nhanh qua 2 cách : trực tiếp từ con vật bị nhiễm bệnh truyền sang con khỏe, còn gián tiếp là truyền bệnh thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi , thức ăn, nước uống, phân thải có chứa mầm bệnh . Nếu đàn gia cầm bị mắc bệnh cúm H5N1 với chủng độc lực cao, thì tốc độ lây nhiễm của bệnh  rất nhanh và trong thời gian ngắn tỷ lệ con vật bị bệnh chết  khá cao, từ 90 – 100% tổng đàn. Ngoài ra bệnh này còn có khả năng lây sang người . 

Triệu chứng bệnh cúm H5N1 ở các loài gia cầm được thể hiện là đa số con vật nuôi  bị mắc bệnh điều ủ rũ và chết đột ngột  với tỷ lệ cao. Các triệu chứng xuất hiện thường tập trung trên đường hô hấp , mắt, hệ tim mạch và thần kinh do virus xâm nhập và tấn công gây tổn thương nặng. Tùy theo từng đối tượng bị nhiễm mà có những biểu hiện như : đối với gà thường sốt cao, khó thở, chảy nước mắt, đứng một chỗ, lông xù, da và mào tím tái, bỏ ăn chỉ uống nước, tiêu chảy phân lỏng, xuất huyết nội tạng. Thời gian ủ bệnh từ vài ba ngày đến 10 ngày  và sau đó chết hàng loạt . Còn đối với vịt cũng giống như ở gà, nhưng mức độ nhẹ hơn . Nhiều trường hợp vịt bị  nhiễm virus cúm H5N1 nhưng không thể hiện triệu chứng bệnh, vì thế vịt được xem là nguồn lưu trữ va bài xuất virus làm lây lan mầm bệnh khá quan trọng. Gia cầm khi bị nhiễm bệnh cúm H5N1 chết  rất nhanh.

 

Hiện nay bệnh cúm H5N1 trên gia cầm chưa có thuốc phòng trị, do đó để ngăn chặn bệnh này chỉ  thực hiện công tác phòng bệnh là chính. Để phòng dịch bệnh này người chăn nuôi phải cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần ăn với thức ăn có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B. Complex để giúp cho gia cầm khỏe mạnh tăng sức đề kháng với bệnh. Tăng cường vệ sinh nước uống, các loại vitamin, nhất là vitamin C, các chất điện giải nhằm tránh tối đa các stress cho gia cầm. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh trên gà, vịt và vacxin H5N1 cho đàn gia cầm nuôi theo hường dẫn của ngành thú  y. Cụ thể tiêm phòng vacxin H5N1 :  đối với gà từ 2-5 tần tuổi  tiêm 0,3 ml/ con; trên 5 tuần tuổi tiêm 0,5 ml/ con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại  0,5 ml/ con.  Đối với vịt từ 2-5 tuần tuổi  tiêm 0,5 ml/ con;  sau 28 ngày tiêm 1 ml/ con  và 4 tháng sau đó tiêm nhắc lại  1 ml/ con. 

Bên cạnh còn phải đảm bảo khu vực nuôi gia cầm luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu qua dài ngày. Giám sát chặt  chẽ sức  khỏe đàn gia cầm để phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường của vật nuôi như giảm ăn, giảm đẻ trứng, gia cầm bị chết đột ngột……để lấy mẫu xét nghiệm và có biện pháp phòng ngừa kịp thời . Khi phát hiện gia cầm bị nhiễm cúm H5N1 phải tiến hành tiêu hủy và thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại , xung quanh khu vực nuôi gia cầm để tiêu diệt mầm bệnh. Các vật dụng chăn nuôi phải được tẩy rửa và sát trùng cẩn thận. Đặc biệt là không tiêu thụ và giết mổ gia cầm bị bệnh để làmthức ăn

Ngoài ra để ngăn ngừa bệnh cúm H5N1 trên đàn gia cầm, người chăn nuôi nên lưu ý phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn mầm bệnh lây lan vào chuồng trại . Phải đổi mới phương thức chăn nuôi  tập trung theo qui trình khép kin và chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm đủ liều với tỷ lệ 100% . Chọn con giống có nguồn gốc, khỏe mạnh và sạch bệnh. Thức ăn và các chất độn chuồng phải đảm bải không có chứa mầm bệnh. Các dụng cụ chăn nuôi phương tiện vận chuyển, dụng cụ bảo hộ lao động và người vào chuồng trại chăn nuôi phải tiêu độc, khử trùng. Thường xuyên vệ sinh và sát trùng chuồng trại  để ngăn chặn virus từ bên ngoài xâm nhập vào

Cũng như những loại bệnh khác do virut gây ra, hiện nay bệnh cúm H5N1  trên gia cầm vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do vậy biện pháp phòng ngừa chủ yếu hiện nay là sử dụng các loại thuốc tăng cường sức đề kháng và tiêm ngừa vacxin  để ngăn chặn bệnh là chính. Đối với loại bệnh này thì việc phòng bệnh đóng vai  trò quan trọng nhất. Trong quá trình nuôi cần đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch, giúp gia cầm có sức đề kháng với bệnh tốt hơn.  Chuồng trại và khu vực chăn nuôi phải luôn khô sạch và thường xuyên phun thuốc tiêu độc, sát trùng định kỳ. Có như thế mới  bảo vệ đàn gia cầm nuôi được an toàn, không dịch bệnh.

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *