Bên bờ hạnh phúc

Ảnh minh họa

Do không lời nhiều nên xu hướng chung của nông dân là chờ giá. Tuy nhiên, đối với những giống lúa chất lượng thấp thì giá bình quân chỉ là 3.400 – 3.600 đồng ở khu vực các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang và 3.900 đồng/ kg ở An Giang. Khó mua khó bán là xu hướng chung của vụ lúa Hè Thu năm nay. Do chất lượng lúa không cao nên các nhà kho đưa ra tiêu chuẩn đầu vào khá cao. Thương lái vì thế cũng lựa chọn loại lúa đẹp mới mua để dễ bán.

Từ đầu năm đến nay, do lượng gạo xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại rất hạn chế nên gạo Đông Xuân tồn kho tại các xí nghiệp khá cao trong khi lượng ghe đến chờ bán lúa tại các kho khá nhiều. Ở Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, bình quân mua mỗi ngày mua vào 700 – 1.000 tấn, cho dù lượng gạo tồn mỗi kho hiện khoảng 3.000 – 4.000 tấn. Chỉ đạo mua tạm trữ 1 triệu tấn qui gạo đợt này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề nghị giá mua 3.500 đồng/ kg lúa tại kho. Hiệp hội cũng yêu cầu giá xuất khẩu gạo 25% tấm phải từ 300 USD/ tấn trở lên. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu thì mức giá mà khách hàng chấp nhận thấp hơn 5 USD/ tấn so với giá VFA yêu cầu.

Từ đầu năm đến nay, 70% lượng gạo xuất của doanh nghiệp này là các hợp đồng từ chính phủ. Các hợp đồng thương mại rất hạn chế. So với kế hoạch xuất khẩu 200.000 tấn năm nay thì công ty mới thực hiện đạt 36%. Còn trên bình diện chung, 6 tháng qua, cả nước xuất khẩu 3,3 triệu tấn gạo, thấp hơn cùng kỳ năm trước 300.000 tấn. Ước tính, lượng gạo tồn kho tại các doanh nghiệp thành viên VFA là 1,55 triệu tấn. Cùng với việc mua tạm trữ 1 triệu tấn lần này, lượng tồn kho sẽ vượt mức 2 triệu tấn. Điều dễ nhận thấy là mục tiêu xuất 6 triệu tấn gạo của Việt Nam trong năm nay là khả thi. Dù vậy, giá gạo xuất khó tăng vì lượng gạo dự trữ các nước đã đủ. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu gạo năm nay có thể thấp hơn so với năm trước.

Quốc Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *