Bên bờ hạnh phúc

Năm 2012, kinh tế của tỉnh Vĩnh Long vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống chật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Bộ mặt thành thị lẫn nông thôn của tỉnh có sự  khởi sắc đi lên.

Những thành tựu quan trọng đạt được, là sự nỗ lực lớn của  Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó tập trung vào một số vấn đề trọng tâm, đặc biệt là triển khai thực hiện nghị quyết 13 của Chính Phủ “ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô ” và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

*Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng

Năm 2012, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, thêm vào đó là giá nông sản giảm thấp, thế nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản của tỉnh vẫn đạt trên 6.550 tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm trước. Trong đó nông nghiệp tăng 3,4%. Riêng đối với cây lúa, tổng diện tích gieo sạ trong năm đạt gần 186.000 ha, vượt gần 5% kế hoạch. Năng suất bình quân đạt 5,78 tấn/ha, tăng 1,7%. Riêng vụ đông xuân năng suất đạt 6,8 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng lúa của tỉnh đạt trên 1.074.000 tấn, tăng 4% so với năm 2011.

 

Đối với cây rau ràu, tổng diện tích gieo trồng trong năm đạt gần 42.000 ha, tăng 8%. Trong đó diện tích màu xuống ruộng đạt gần 23.000 ha, tăng 13% so với năm trước. Nhìn chung rau màu phát triển thuận lợi, diện tích tăng nhanh đối với những cây có hiệu quả kinh tế như : Khoai lang, dưa hấu, tập trung nhiều nhất ở hai huyện Bình Tân và Bình Minh. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng phá thế độc canh cây lúa đã giúp cho nông dân có thu nhập cao hơn.

 Năm 2012, dịch bệnh chổi rồng lây lan nhanh trên cây nhãn, với trên 9.000 ha bị nhiễm bệnh. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã chủ động hỗ trợ thuốc phòng trị cho nông dân kịp thời dập tắt dịch bệnh. Nhờ vậy mà đến nay, toàn bộ số diện tích nhãn nhiễm bệnh  đã được phục hồi và có khả năng ra trái trở lại.

Tỉnh Vĩnh Long có trên 47.650 ha vườn cây đặc sản, trong đó có 40.000 ha đang cho thu hoạch, chiếm 84% diện tích. Năm 2012 sản lượng trái cây của tỉnh đạt 493.000 tấn, tăng 1,2% so với năm trước. 

Đối với lĩnh vực chăn nuôi thủy sản, tổng diện tích nuôi cá các loại trong năm đạt 2.330 ha. Mặc dù nghề nuôi cá tra đang gặp không ít khó khăn, do giá cá thương phẩm thấp hơn giá thành chăn nuôi. Thế nhưng trong năm 2012, sản lượng thủy sản của tỉnh vẫn đạt trên 145.000 tấn, tăng 1,5% so với năm trước. 

*Khu công nghiệp Hòa Phú lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp

Chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh đã và đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong ngoài nước. Đến cuối năm 2012, khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn 1 đã lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp, với 16 dự án có tổng vốn đầu tư trên 393 tỷ đồng và 94 triệu USD.

Khu công nghiệp Bình Minh, dù chưa hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhưng cũng có 10 dự án lấp đầy 50% đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư 972 tỷ đồng. Tuyến công nghiệp Cổ Chiên có 6 dự án lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư trên 1.390 tỷ đồng và trên 7 triệu USD.

Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2012 đạt trên 7.400 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011. Trong đó giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 15%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22% so với cùng kỳ. Các sản phẩm tăng khá như : Thủy sản đông lạnh, thức ăn gia súc, gia cầm, giày dép thể thao, quần áo gia công. Việc thực hiện chính sách giảm thuế, giản thuế của tỉnh đã giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

*Xuất khẩu vượt kế hoạch

Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 393 triệu USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó có một số sản phẩm xuất khẩu tăng khá cao, như : Rau quả tăng 26%, giày các loại tăng 4%. Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp xây dưng phát triển thương hiệu, cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật nhập khẩu các nước, giúp các doanh nghiệp củng cố thị trường truyền thống, tìm kiếm thêm thị trường mới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội của tỉnh năm 2012 đạt trên 25.000 tỷ đồng, tăng gần 21% so với năm 2011. Trong đó thương nghiệp tăng 21%. 

 

 Riêng lĩnh vực du lịch, trong năm 2012 miệt vườn Vĩnh Long đã đón trên 742.000 lượt khách trong ngoài nước đến tham quan, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt trên 155 tỷ đồng.

Có thể nói, năm 2012 kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm xã hội ước đạt gần 2.960 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011 và tăng đều trên cả khu vực là nông nghiệp – thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,8 triệu đồng.

Điều đáng ghi nhận là cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng nhanh, chiếm 35,15%, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 17,31%, tỷ trọng khu vực nông nghiệp – thủy sản giảm còn 47,54%. Đây là năm có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt mục tiêu đề ra.

*Trên 1.747 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản 

Từ các nguồn vốn như : Vốn ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu chính phủ, vốn viện trợ nước ngoài, trong năm 2012 tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư trên 1.747 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Trong đó tập trung xây dựng các công trình trọng điểm cấp thiết như : Đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, sản xuất và các công trình văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn. Cụ thể như : Đường vào xã Long Phước- huyện Long Hồ, đường vào xã Trung Hiệp- huyện Vũng Liêm, đường tỉnh 909, cổng chào thành phố Vĩnh Long, khu tưởng niệm đồng chí Võ Kiệt. Những công trình này đã và đang phát huy tác dụng, cải thiện và nâng cao đáng kể đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, làm khởi sắc diện mạo tỉnh nhà.

 Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, trong năm 2012 hệ thống ngân hàng thương mại trên trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại nợ cho khách hàng, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 4 đến 6%, ưu tiên giải ngân lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tổng dư nợ cho vay đạt gần 14.000 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nợ xấu toàn tỉnh hiện còn trên 1.291 tỷ đồng, chiếm 9,41% tổng dư nợ, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2011.

*Đảm bảo an sinh xã hội

Năm 2012, số hộ nghèo của tỉnh giảm 2%. Đây là sự nỗ lực lớn của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp an sinh xã hội, nhất là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động. Trong năm, tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 31.000 lao động, giải quyết việc làm trên 26.000 người, đồng thời giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 3.600 lao động.

Nhiều biện pháp giảm nghèo khác như : Xây cất nhà tình nghĩa, nhà tình thương, hỗ trợ mua bảo hiểm Y tế, cứu trợ đột xuất cho các đối tượng cho đối tượng người có công, người nghèo và người cận nghèo cũng được các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt.

*Hoàn thành quy hoạch xã nông thôn mới 

Từ nhiều nguồn lực huy động được, trong năm 2012 tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư trên 366 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tê – xã hội khu vực nông thôn, tăng 64% so với năm trước. Đến nay, toàn tỉnh có 89/89 xã hoàn thành quy hoạch xã nông thôn mới, đạt 100%. Trong đó có 67 xã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới. Các xã còn lại cũng đang hoàn chỉnh đề án này. Một số xã đã hoàn thành 10 tiêu chí nông thôn mới. Các tiêu chí còn lại cũng đã thực hiện trên 70 khối lượng. Với sự quan tâm thực hiện của các cấp, các ngành, công tác xây dựng nông thôn mới bước đầu đã đạt được kết quả khả quan.

Có thể nói, thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội trong điều kiện bất lợi như : Dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi diễn biến phức tạp, giá nông sản bấp bênh khó tiêu thụ. Sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều kéo theo nợ xấu gia tăng, vốn tín dụng khó tiếp cận… Thế nhưng trong năm 2012, Tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu kinh tế – xã hội.

*Nhiều vấn đề phải giải quyết trong năm 2013

Tại kỳ họp cuối năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long cũng đã nghiêm túc nhìn nhận những hạn yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội  năm 2012. Kinh tế của tỉnh dù có mức tăng trưởng khá, nhưng so với chỉ tiêu kế hoạch và so với năm trước thì tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp và chưa bền vững. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tăng cao làm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động.

 

Năm 2013, là năm thứ ba tỉnh Vĩnh Long thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX. Những thành tựu có nghĩa to lớn trong năm 2012 đã tạo thế và lực mới. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh ngày càng được cải thiện thông thoáng, nguồn nhân lực qua đào tạo chất lượng ngày càng nâng lên, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đã và đang phát huy tác dụng, năng lực sản xuất của tỉnh tiếp tục được nâng lên.

Với truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đang nỗ lực, quyết tâm tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội trong năm mới 2013./.

Trần Tiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *