Bên bờ hạnh phúc

 Từ trung tuần tháng 7/ 2012, nhiều ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất cho vay các hợp đồng cũ xuống 15%/ năm theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm, tín dụng chỉ tăng 0,76% so kế hoạch đề ra cả năm là tăng từ 15 – 17% thì hạ lãi suất là yếu tố quan trọng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước từ 6 – 6,5% trong năm nay. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cho các khoản vay cũ hiện mỗi ngân hàng thực hiện một kiểu và không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng.

 

Trong nửa đầu năm nay, tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cả nước chỉ hơn 0,7% nhưng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế khó tiếp cận vốn nhất hiện nay, lại giảm gần 14%. Lãi suất cao và các sản phẩm có đầu ra khó khăn là trở ngại chính khiến cho đồng vốn tín dụng bị ách tắc.

Cũng giống như các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác, trong năm qua và cho đến đầu năm nay, do lãi suất cao lên đến 19 – 20% nên Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Vĩnh Long chỉ sử dụng 50% hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp. Còn từ đầu năm đến nay, lãi suất liên tục hạ nên công ty sử dụng hết hạn mức. Nhờ vậy, chi phí tín dụng cũng giảm bình quân 20% so với trước.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tuy là địa bàn nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, vốn tín dụng được ưu đãi nhưng trong 6 tháng qua, dư nợ cũng chỉ tăng hơn 5%, trong khi tăng trưởng vốn huy động hơn 10%. Do vậy, giảm lãi suất cho các khoản vay cũ giúp cho người nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Điều này có tác dụng thiết thực khi mà giá lúa nói riêng và nông sản nói chung chịu cảnh rớt giá như thời gian qua.

Hạ lãi suất với mục đích là cứu doanh nghiệp nhưng cũng có nghĩa là giúp chính ngân hàng thoát khỏi các khoản nợ quá hạn. Giảm lãi suất tất nhiên ngân hàng sẽ giảm lợi nhuận trong ngắn hạn. Song, trong dài hạn thì đây chính là chất xúc tác quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, bảo đảm hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng. Quan trọng hơn là niềm tin của doanh nghiệp được khôi phục. Từ đó kích thích thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và an tâm sản xuất, kinh doanh. Bức tranh kinh tế vì thế triển vọng hơn, nhất là khi ngân hàng nhà nước cam kết lãi suất sẽ giữ ổn định ít nhất là một năm. Như tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy hải sản Hùng Cường, việc giảm lãi suất về 15%/ năm giúp cho chi phí tài chính của công ty giảm 10% trong tổng số hơn 2 tỷ đồng mỗi tháng. 

Theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã và đang triển khai việc giảm lãi suất xuống còn tối đa 15%/năm. Trong đó tiên phong là các ngân hàng lớn, thường được gọi là nhóm G14, nơi chiếm 90% thị phần tín dụng. Hiện các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các chi nhánh thực hiện giảm lãi suất cho khách hàng. Như tại Agribank, ngân hàng có tổng dư nợ khoảng 420 ngàn tỷ đồng, các khoản dư nợ có lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng trên 50%. Với việc áp mức lãi suất tối đa 15%/năm, dự kiến doanh thu lãi vay của ngân hàng này sẽ giảm tới khoảng 4.500 tỷ đồng. Còn tại hệ thống chi nhánh Agribank Vĩnh Long, 60% dư nợ được điều chỉnh lãi suất với trên 44 ngàn khách hàng được hưởng lợi. 

 

Tuy nhiên, sau hai tuần kể từ khi thống đốc đề nghị các ngân hàng thương mại hạ lãi suất, nhiều chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có giải pháp triển khai cụ thể… Thêm vào đó là việc giảm lãi suất mỗi NH đều có những quy định riêng của mình. Có ngân hàng đề ra tiêu chí được giảm lãi suất mà doanh nghiệp khó đáp ứng. Việc giảm lãi suất nhưng chưa thật sự minh bạch là trở ngại chính mà doanh nghiệp gặp phải hiện nay. 

Ở Vietcombank, một ngân hàng TMCP nhưng vốn nhà nước chi phối dự kiến doanh thu lãi vay toàn hệ thống sẽ giảm 1.500 tỷ đồng. Song, do đặc thù của mình nên hiện chỉ có 25% khối lượng tín dụng có lãi suất trên 15%/năm. Ngân hàng này cũng có những gói sản phẩm lãi suất cho vay tiền đồng từ 9 – 11%/ năm và từ 2 – 4% đối với các doanh nghiệp vay vốn bằng đô-la Mỹ. Ở chi nhánh Vietcombank Vĩnh Long có hơn 100 doanh nghiệp và hộ kinh doanh được điều chỉnh lãi suất về 15%/ năm, chiếm 12% dư nợ của chi nhánh. 

Trong điều kiện chi phí vốn của ngân hàng ngày một tăng, lãi suất huy động dưới 12 tháng được Ngân hàng nhà nước ấn định 9%/năm thì lãi suất cho vay 15%/ năm được nhiều chuyên gia nhận định là phù hợp. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh lãi suất hiện nay không rõ ràng chính là một trở ngại. Bởi lẽ ngân hàng thương mại và khách hàng được quyền thỏa thuận lãi suất với nhau và ngân hàng cũng có quyền ấn định lãi suất huy động vốn. Điều này được qui định tại điều 91 trong Luật các tổ chức tín dụng.

Mặt khác, tính minh bạch trong việc công bố thông tin và thực hiện giảm lãi suất giữa các ngân hàng chưa có sự thống nhất cũng là rào cản để doanh nghiệp được điều chỉnh lãi suất về 15%/ năm. Do vậy, để đưa lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng cũ về 15%/ năm rất cần sự hướng dẫn chi tiết và kiểm tra giám sát từ phía Ngân hàng nhà nước.

Quốc Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *