Bên bờ hạnh phúc

Sáng nay (24/08), ông Trương Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT và Chi cục Thú y tỉnh đến làm việc với lãnh đạo huyện Long Hồ và huyện Vũng Liêm về diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Đến nay, trên địa bàn huyện Long Hồ đã có 15 xã, thị trấn có heo mắc bệnh tai xanh. Ổ dịch đầu tiên xuất hiện ở xã Tân Hạnh, sau đó lây lan ra các địa phương khác trong huyện. Hiện đã có 157 hộ dân báo có heo bệnh và được xác minh lập biên bản với số lượng 2.473 con mắc bệnh.

Thời gian qua, tình hình bệnh heo tai xanh trên địa bàn huyện có diễn biến phức tạp, một phần là do một số người chăn nuôi chưa có ý thức tốt, đã vứt xác heo chết xuống sông, rạch, tạo cơ hội cho dịch lây lan nhanh.

Hầu hết các hộ chăn nuôi với dạng nhỏ, lẻ nên việc kiểm soát của ngành chức năng còn hạn chế. Kinh phí cho công tác kiểm tra, giám sát dịch cũng như nguồn nhân lực chưa đủ cũng gây khó khăn cho công tác này.

Trên địa bàn huyện Vũng Liêm, ngoài dịch heo tai xanh thì dịch bệnh trên đàn gia cầm cũng đã xuất hiện ở 2 xã Trung Chánh và Quới Thiện. Lãnh đạo huyện đã tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường phòng chống dịch, trạm thú y đã cấp hóa chất thực hiện công tác tiêu độc sát trùng, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn nguồn dịch lây lan.

Ngoài ra, huyện Vũng Liêm còn thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra các điểm giết mổ tập trung, các quầy thịt trong các chợ cũng như kiểm tra các khâu vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn, tránh để nguồn dịch lây từ huyện ra ngoài và từ ngoài vào huyện.

Tại buổi làm việc, ông Trường Văn Sáu chỉ đạo các địa phương cần tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Để thuận lợi cho công tác này, ông đề nghị Sở Tài chánh ứng ngay quỹ phòng dịch để hỗ trợ bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác kiểm dịch, giám sát dịch và bổ sung thêm thuốc tiêu độc sát trùng cho những nơi có dịch; đồng thời tăng cường thêm nguồn nhân lực cho hoạt động này để đảm bảo nguồn dịch được chặn đứng.

Ngoài ra, ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí – truyền thông đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Trường Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *