Bên bờ hạnh phúc

Trước nguy cơ các cuộc hòa đàm gián tiếp giữa Israel và Palestine có thể bị thất bại ngay khi chúng chưa được bắt đầu, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ở thăm Trung Đông đã kêu gọi cả hai bên thể hiện sự can đảm và tiến tới các cuộc đàm phán.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ở thăm Trung Đông

Trong bài phát biểu tại Đại học Ten Avíp vào hôm 11/03, ông Biden đã lên án việc Israeln thông qua dự án xây dựng 1.600 ngôi nhà mới tại khu định cư Ramat Shlomo ở Đông Jerusalem, đồng thời ca ngợi tình hữu nghị giữa Mỹ và nhà nước Do Thái.

Theo giới phân tích, ông Biden đang nỗ lực để khẳng định với phía Palestine rằng, Mỹ nghiêm túc muốn tạo một cú hích cho tiến trình hòa bình Trung Đồng, đồng thời trấn an người Israel về sự ủng hộ của Mỹ.

Trong bài phát biểu của mình, ông Biden đã chỉ trích quyết định của Israeln về dự án xây dựng khu định cư mới được công bố ở Đông Jerusalem là "hủy hoại lòng tin vốn rất cần cho các cuộc hòa đàm mang tính xây dựng".

Washington hy vọng, chuyến thăm của ông Biden tới các vùng lãnh thổ của Israel và Palestin, với ưu tiên hàng đầu trong lịch trình là tiến trình hòa bình Trung Đông sẽ diễn ra suôn sẻ, thế nhưng dự án về khu định cư đã gây khó cho chuyến thăm này.

Hillel Schenker, Phó Chủ tịch đại diện cho những người Dân chủ Israeln ở nước ngoài, nói: "Mỹ không muốn cũng phải chỉ trích chính phủ Israel trong chuyến thăm này, nhưng họ cảm thấy không có sự lựa chọn nào khác do bất ngờ trước quyết định của Israel". Ông Schenker cho rằng, việc Mỹ cần chỉ trích Israel một phần là nhằm đảm bảo đạt được một trong những mục đích của chuyến công du của ông Biden là "đảm bảo với người Palestine rằng, chính phủ Mỹ nghiêm túc muốn thúc đẩy một tiến trình hòa bình có ý nghĩa, từ đó sẽ mang lại kết quả vì lợi ích của cả Israel và Palestine".

Về phía các nước Ảrập, trước bài phát biểu của ông Biden, người đứng đầu Liên đoàn Ảrập, Amr Moussa cho rằng, các cuộc hòa đàm sẽ bị hoãn lại trước khi chúng được bắt đầu. Theo các nhà phân tích, giới chức Mỹ thực sự hy vọng cuộc khủng hoảng ở Ramat Shlomo đi vào dĩ vãng và khi đặc phái viên Mỹ George Mitchell trở lại Trung Đông vào tuần tới, các cuộc hòa đàm sẽ được nối lại.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cao cấp Pinhas Inbari của Trung tâm Jerusalem về các vấn đề công cộng tin rằng, chuyến công du Trung Đông của ông Biden mang một thông điệp mơ hồ.

Tại Washington, có ý kiến cho rằng, có thể có mối quan hệ gián tiếp giữa vấn đề Israel – Palestine và chương trình hạt nhân của Iran. Theo các nhà phân tích, Washington tin rằng nếu tìm ra được một giải pháp cho cuộc xung đột Israel – Palestine, sẽ dễ lập ra được một mặt trận đoàn kết để đương đầu với nguy cơ từ Iran.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *