Bên bờ hạnh phúc

Phát biểu vào hôm 08/06 sau phiên họp kín của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về thế bế tắc trong hồ sơ hạt nhân của Iran, Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice khẳng định, các biện pháp trừng phạt "mạnh mẽ và sâu rộng" của HĐBA đối với Iran có thể được thông qua trong ngày hôm qua (09/06) sẽ có "tác động thực sự và đáng kể" lên nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Chương trình hạt nhân của Iran khiến nước này sẽ phải đương đầu với các biện pháp trừng phạt

Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ cũng cho biết, mục tiêu của Washington là thuyết phục Iran ngừng chương trình hạt nhân và thương lượng trên tinh thần xây dựng, có thiện chí. Bà Rice nêu rõ Mỹ "vẫn duy trì cách tiếp cận kép", có nghĩa là thực hiện chính sách đối thoại, tiến hành đàm phán song song với việc gây áp lực thông qua trừng phạt đối với Iran.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cùng ngày cũng cảnh báo Tehran "sẽ phải đương đầu với các biện pháp trừng phạt chưa từng có". Phát biểu trước báo giới ở thủ đô Kitô của Êcuađo, bà Clinton nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt mà HĐBA có thể bỏ phiếu trong ngày hôm nay sẽ là "những biện pháp mạnh mẽ nhất mà Iran chưa từng phải đối mặt”.

Theo giới quan sát, việc thông qua nghị quyết mới trừng phạt Iran theo đề xuất của Mỹ hầu như chắc chắn sẽ được thông qua. Phát biểu với báo giới vào hôm 08/06, Đại sứ Mêxicô tại LHQ Clốt Henđơ, Chủ tịch HĐBA trong tháng này, cho biết, HĐBA sẽ bỏ phiếu về vòng trừng phạt thứ tư đối với Iran trong ngày hôm qua.

Hiện tại, các nước đồng bảo trợ cho dự thảo nghị quyết này đã chắc chắn có ít nhất 9 phiếu cần thiết trong tổng số 15 phiếu tại HĐBA. Trong số 12 nước tham gia bỏ phiếu, gần như chắc chắn Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ và Libăng bỏ phiếu chống.

Theo một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên, dự thảo nghị quyết trừng phạt Iran của LHQ sẽ nhằm vào 41 thực thể và 1 cá nhân bị nghi có liên hệ với chương trình hạt nhân hay tên lửa của nước này.

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *