Bên bờ hạnh phúc

Indonesia đã có sự chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho nền kinh tế trước Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Ảnh minh họa

Mới đây, Indonesia thông báo có thể chính thức đề nghị các nước láng giềng Đông Nam Á trì hoãn việc cắt giảm một số biểu thuế theo ACFTA. Theo lập luận của quốc gia có nền kinh tế lớn nhất ASEAN, một số ngành công nghiệp như dệt may của nước này phàn nàn rằng Hiệp định ACFTA sẽ gây thiệt hại cho ngành khi hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc ngập tràn thị trường trong nước. Indonesia muốn đàm phán lại với ASEAN và Trung Quốc về việc áp thuế đối với 228 mặt hàng thuộc 8 khu vực công nghiệp được cho là có nguy cơ bị suy yếu do ảnh hưởng của ACFTA.

Indonesia không phải là nước duy nhất có những lo ngại trên. Theo nhận xét của Sothirak Pou, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, trước đây các nước ASEAN hy vọng có thể nhờ hiệp định này để tăng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của các nước trong khu vực như gạo, trái cây nhiệt đới, cao su, dầu cọ, khí đốt sang Trung Quốc ; song cục diện kinh tế thế giới hiện nay khiến họ lo ngại. Một số nhà sản xuất trong khu vực thậm chí đã cảnh báo về hậu quả của ACFTA. Theo chuyên gia kinh tế Pháp Bruno Philip, do sản xuất hàng hóa với giá trị gia tăng thấp, một số nước ASEAN có thể rơi vào thế bất lợi.

Phát biểu trên tờ "Thời báo New York" gần đây, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách kinh tế, ông Pushpanathan Sundram cho rằng với việc tạo thành một khối thương mại trị giá 200 tỷ USD, tác động tới 1,9 tỷ người tiêu dùng, ACFTA sẽ có lợi cho cả Trung Quốc và ASEAN, nhưng trước mắt ASEAN có thể gặp bất lợi. Theo ông Sundram thì dù sao, ACFTA cũng sẽ giúp cả Trung Quốc và ASEAN bớt phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh nhu cầu của các thị trường Mỹ và châu Âu đang sụt giảm do khủng hoảng toàn cầu.

Thu Thủy (theo CCTV)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *