Bên bờ hạnh phúc

Đây là lần cắt giảm sản lượng nhiều nhất của OPEC+ kể từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát. Phản ứng trước quyết định này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự thất vọng, đồng thời yêu cầu Bộ Năng lượng Mỹ giải phóng thêm 10 triệu thùng dầu từ kho dữ trự dầu chiến lược vào tháng sau.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Trong một thông báo vào đêm 05/10, Nhà Trắng cho rằng vào thời điểm mà việc duy trì nguồn cung năng lượng toàn cầu là điều tối quan trọng, quyết định của OPEC+ sẽ có tác động tiêu cực nhất đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vốn đang chật vật với giá năng lượng tăng cao. Quyết định của OPEC+ cũng là lời nhắc nhở rằng việc Mỹ giảm phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài là rất quan trọng. Thông báo cũng nêu rõ chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tham vấn Quốc hội về các công cụ và cơ quan chức năng bổ sung nhằm làm suy giảm sự kiểm soát của OPEC đối với giá năng lượng.

Trái ngược với phản ứng của Mỹ, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tareck el Aissami đánh giá cao quyết định cắt giảm mạnh sản lượng của OPEC+. Ông nhấn mạnh “sự cân bằng của thị trường năng lượng là cần thiết để đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia”.

Thời gian gần đây, giá dầu thế giới đã giảm mạnh do giới đầu tư lo ngại nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Dù các nước thành viên OPEC cho biết việc cắt giảm sản lượng không nhắm đến mục tiêu về giá, song giá dầu đã có những biến động sau quyết định trên. Cuối phiên giao dịch ngày 05/10, tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 11 tăng 1,4%, lên 87,76 đôla/thùng. Trong khi đó, tại thị trường Luân Đôn, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,7%, lên 93,37 đôla/thùng.  Còn tại thị trường châu Á, trong phiên chiều ngày 0610, giá dầu lại giảm nhẹ, song vẫn giao dịch ở gần mức cao nhất trong 3 tuần lễ qua./.

Thảo Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *