Bên bờ hạnh phúc

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tại Luxembourg đêm 04/10 đã ra tuyên bố chung về việc thúc đẩy các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ nhau vượt qua giai đoạn khó khăn do lạm phát và giá năng lượng tăng cao. Tuyên bố chung này được đưa ra trong bối cảnh giới chuyên gia Eurozone bày tỏ quan ngại những biện pháp riêng lẻ sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của cả khối.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Eurozone diễn ra giữa lúc tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 vừa qua của khu vực này đã tăng lên 10%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời. Bên cạnh đó, giá năng lượng từ đầu năm đến nay đã tăng với tốc độ chóng mặt, lên mức cao kỷ lục. Trước tình hình trên, nhiều quốc gia trong Eurozone đã công bố các gói trợ giá năng lượng và giúp người dân giảm bớt áp lực của lạm phát. Mới đây nhất, chính phủ Đức đã tung ra gói hỗ trợ tài chính trị giá 200 tỷ euro.

Các nước EU nỗ lực khống chế lạm phát

Bộ trưởng Tài chính Đức CHRISTIAN LINDNER phát biểu rằng: “Chúng ta cần thúc đẩy các biện pháp tài chính công bền vững và ổn định. Bởi lẽ, tình trạng lạm phát tăng cao có thể sẽ gây xói mòn nền tảng kinh tế của chúng ta.”

Tại hội nghị, các bộ trưởng tài chính Eurozone (hay Eurogroup) nhận định các biện pháp riêng lẻ của mỗi nước có thể sẽ gây tác động tiêu cực lên những nước khác. Chẳng hạn, những nước có năng lực tài chính không mạnh sẽ khó tìm được nguồn cung nhiên liệu để dự trữ cho mùa Đông tới. Hay các nước có chính sách giảm thuế và trợ cấp xã hội nhiều hơn sẽ dễ dàng thu hút được nguồn lao động từ các nước khác.

Ông PASCHAL DONOHOE – Chủ tịch Eurogroup kêu gọi việc triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với những thách thức hiện nay trong Eurozone. Điều này cho thấy sự đoàn kết, thống nhất của Eurozone, đồng thời tránh nguy cơ phân tán, gây trở ngại cho nỗ lực chung.

Tuyên bố chung của Eurogroup được cho là sẽ mở đường để Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ thời gian tới với mục tiêu đưa tỷ lệ lạm phát của Eurozone về mức 2%. Song, giới chuyên gia cho rằng việc thực hiện mục tiêu này sẽ không dễ dàng.

Theo kết quả khảo sát của công ty xếp hạng tín dụng Mỹ Standard & Poor’s, đa số các nền kinh tế lớn trên thế giới đã ghi nhận sự sụt giảm Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) trong tháng 9 vừa qua, xuống quanh 50 điểm, trong đó PMI của Eurozone là 48,4 điểm, mức khá thấp cho thấy lĩnh vực sản xuất suy giảm mạnh. Italia, nền kinh tế lớn thứ 3 Eurozone vừa dự báo có thể rơi vào suy thoái trong 2 quý cuối năm nay và đối mặt với tình trạng kinh tế ảm đạm hơn trong năm tới. Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng các nước vẫn có cơ hội tránh được suy thoái.

Thuận Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *