Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về cách thức người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp. Kết quả một nghiên cứu mới cho rằng một dạng thang thủy lực đã được sử dụng để đưa các khối đá khổng lồ lên cao trong quá trình xây dựng kim tự tháp cổ xưa nhất ở nước này.
Nhóm các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Paleotechnic của Pháp đã phân tích những đặc điểm của kim tự tháp Djoser và khu vực xung quanh ở tỉnh Giza của Ai Cập. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 27 trước Công nguyên, công trình cao 62 mét này là kim tự tháp lâu đời nhất ở Ai Cập. Đến nay, cách thức người Ai Cập cổ đại nâng những khối đá nặng đến 300 kg để xây dựng kim tự tháp này vẫn là một bí ẩn.
Theo nhóm nghiên cứu, dựa trên kết cấu bên trong của kim tự tháp Djoser, một thiết bị nâng bằng thủy lực có thể đã được sử dụng để đưa các khối đá lên cao. Ở bên ngoài công trình, nước được trữ trong một hồ đập. Qua hệ thống đường hầm, kênh và vách ngăn, nước được điều tiết vào thang thủy lực để nâng đá. Khi đó, khu vực này chưa khô hạn như ngày nay nên có đủ nước để vận hành thang thủy lực.
Tuấn An