Bên bờ hạnh phúc

Ông Phạm Văn Dư – phó cục trưởng Cục Trồng trọt – đề nghị cần xây dựng năm vùng nguyên liệu cho ĐBSCL, đáp ứng các thị trường riêng.

Ông Dư nói tại hội thảo “Tạo mối liên kết giữa Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông, tạo chuỗi liên kết giá trị, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL” tổ chức ở TP Cần Thơ ngày 9-11.

 

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào… hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

Theo ông Dư, khi tham gia các vùng nguyên liệu này, người dân sẽ được tập huấn sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… vì thế chất lượng lúa sẽ nâng lên, bán được giá cao để cải thiện thu nhập. Ông Dư đánh giá hiện việc sản xuất lúa ở ĐBSCL có rất nhiều giống lúa nhưng rất tản mạn.

“Những năm qua năng suất và sản lượng tăng lên nhiều nhưng đời sống người dân còn vất vả. Những hộ có diện tích dưới 1ha chỉ thu nhập khoảng 150.000 đồng/tháng, trên 2ha thì đỡ hơn một chút” – ông Dư nói.

Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở NN & PTNT TP Cần Thơ, cho biết từ khi tham gia mô hình “cánh đồng mẫu lớn” năm 2011 đến nay, chưa có cánh đồng nào thua lỗ so với cách sản xuất nhỏ lẻ và chưa xảy ra việc thu nhập từ “cánh đồng mẫu lớn” thấp hơn những cánh đồng truyền thống.

Chính sự thành công của mô hình này mà chỉ trong ba năm, từ một “cánh đồng mẫu lớn” 400ha, đến nay Cần Thơ đã có 63 cánh đồng như thế (tổng cộng 15.000ha) với 12.000 hộ dân tham gia, chiếm 30% diện tích sản xuất lúa của TP Cần Thơ.

Nguồn: C. Quốc (Tuổi trẻ )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *