Bên bờ hạnh phúc

Thủ tướng giao Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện dự án nhằm phục vụ Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng nguồn vốn ODA.

Vinasat.jpg
Tên lửa Ariane5 khai hỏa rời bệ phóng đưa vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam vào không gian (Ảnh: VNN)

VNREDSat-1 là loại vệ tinh khoa học cỡ nhỏ bay ở quỹ đạo thấp, dùng để giám sát, chụp ảnh mặt đất, cung cấp ảnh về cho các trung tâm thu ảnh vệ tinh mặt đất. Vệ tinh có trọng lượng 150 kg, hoạt động trên quỹ đạo 5 năm, được trang bị các bộ cảm biến quang học, các ống kính chụp ảnh với độ phân giải cỡ 2m, quang phổ quan trắc 10 – 15m… có thể chụp ảnh với nhiều kích cỡ khác nhau, ảnh quang học, ảnh radar (chụp bằng sóng radar).

VNDREDSat -1 sẽ cung cấp ảnh vệ tinh có độ phân giải tương đối cao về tài nguyên, môi trường và đặc biệt là chụp ảnh về thiên tai… giúp Việt Nam chủ động phòng chống với thiên tai tốt hơn không phải phụ thuộc vào ảnh vệ tinh mua của nước ngoài.

Trước đó, ngày 19/4/2008, tên lửa Ariane 5 của Arianespace đã kết thúc cuộc hành trình đưa cùng lúc hai vệ tinh Star One C2 của Brazil và Vinasat-1 của Việt Nam vào quỹ đạo.

Vinasat-1 đi vào hoạt động sẽ làm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của quốc gia, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình của Việt Nam. Với dung lượng truyền dẫn tương đương 10.000 kênh thoại cho Internet, truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, Vinasat-1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo… Đồng thời Vinasat-1 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin phục vụ phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai…

Theo Hồng Anh (VnExpress)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *